Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025, sẽ có khoảng 150 di tích cấp quốc gia được tu sửa cấp thiết.

Theo Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025, sẽ có khoảng 150 di tích cấp quốc gia được tu sửa cấp thiết.

Theo đó, chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực: Di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, điện ảnh, thư viện…

Theo quyết định, đối tượng của chương trình bao gồm: Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO công nhận, di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một;

Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo, đội tuyên truyền lưu động, các đồn Biên phòng, cơ sở điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; Đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Chương trình cũng đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về chương trình.

Thứ 2: Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc. Thứ 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa. Thứ 4: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân. Thứ 5: Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

Thứ 6: Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng. Thứ 7: Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới. Thứ 8: Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện chương trình.

Ở mỗi nhiệm vụ, quyết định nêu rõ các giải pháp, như việc bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc - sẽ triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh, khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia.

Đặc biệt theo quyết định, nguồn kinh phí thực hiện chương trình sẽ từ ngân sách Nhà nước; Huy động từ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp.

Báo Giáo dục & Thời đại null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiếp ảnh gia người Việt đạt giải ảnh báo chí thế giới làm giám khảo cuộc thi "Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai"

Nhiếp ảnh gia người Việt đạt giải ảnh báo chí thế giới làm giám khảo cuộc thi "Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai"

Nhiếp ảnh gia Maika Elan (tên thật là Nguyễn Thanh Hải) - người Việt đầu tiên đạt giải thưởng ảnh báo chí thế giới, chính thức trở thành giám khảo của cuộc thi ảnh “Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai” do Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Đại sứ quán (ĐSQ) Nhật Bản.

fb yt zl tw