Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát triển du lịch cộng đồng tại Si Ma Cai

Phát triển du lịch cộng đồng tại Si Ma Cai

Từ nay đến năm 2025, huyện Si Ma Cai phấn đấu xây dựng 3 sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và nông nghiệp trải nghiệm. Huyện kỳ vọng các mô hình du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.

Thôn Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng) được ví như ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi, vẫn còn giữ nguyên bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông từ tập quán sinh hoạt đến văn hóa dân ca, dân vũ, đặc biệt là kiến trúc nhà ở truyền thống.

Độc đáo nhất phải kể đến căn nhà của ông Giàng A Ly với 2 tầng, gồm 4 dãy nhà nối tiếp, vuông góc nhau. Khung nhà được làm bằng gỗ, xung quanh được bao bọc bởi lớp tường trình đất dày, mái lợp ngói âm dương. 1 dãy là không gian chính để ở, 3 dãy còn lại dùng để chứa nông cụ và lương thực. Phải mất rất nhiều năm gia đình ông mới hoàn thành căn nhà này. Không đơn giản là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình ông Ly, căn nhà còn là nơi tổ chức công việc chung trong thôn và các hoạt động dịp lễ, tết, ngày hội đại đoàn kết.

Căn nhà của ông Giàng A Ly, thôn Mào Sao Phìn được nhiều người biết đến.jpg
Căn nhà ông Giàng A Ly là nơi thường xuyên tổ chức công việc chung trong thôn.

Thôn Mào Sao Phìn hiện có nhiều nhà tường trình đất đã lâu năm, nổi bật trong số đó là những căn nhà có diện tích rộng, được thiết kế theo kiểu hình vuông, ở giữa là khoảng sân rộng, giống như kiến trúc Dinh thự cổ Hoàng A Tưởng (huyện Bắc Hà). Chính vì những nét kiến trúc độc đáo đã thu hút nhiều du khách, kiến trúc sư đến tìm hiểu, nghiên cứu.

Ông Giàng A Ly cho biết: Thời gian gần đây, căn nhà được nhiều người biết đến nên có nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Gia đình tôi cũng bận rộn hơn với việc tiếp khách và tạo điều kiện cho họ tìm hiểu căn nhà.

2.jpg

Ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, nhiều người biết đến nơi đây bởi có chợ phiên Cán Cấu nổi tiếng. Chợ phiên được tổ chức vào ngày thứ Bảy hằng tuần. Không gian chợ được chia thành nhiều khu như bán thổ cẩm, nông sản, nông cụ, vật nuôi… Đặc biệt, chợ Cán Cấu còn được coi là “sàn giao dịch” trâu lớn nhất khu vực miền Bắc, mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) và các thương lái từ nhiều tỉnh trong nước mang đến giao thương.

Ông Trần Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Cán Cấu cho biết: Là chợ phiên có tiếng ở khu vực miền núi Bắc Bộ, chợ Cán Cấu thời gian qua thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu. Phiên chợ không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán mà còn là địa điểm trải nghiệm đối với những du khách thích khám phá, tìm hiểu cuộc sống vùng cao.

4.jpg

Những năm gần đây, những ngôi làng như Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng), Cán Chư Sử (xã Cán Cấu), Seng Sui (xã Lùng Thẩn), Sín Chải (xã Bản Mế) ngày càng thu hút khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm. Khách trong nước và cả khách nước ngoài đã biết đến và lựa chọn Si Ma Cai là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu những nét văn hóa mộc mạc, đơn sơ của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên với núi non hùng vĩ, rừng sa mộc, các hồ nước trên núi và hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên ruộng bậc thang, triền cây ăn quả là lý do Si Ma Cai ngày càng thu hút du khách.

Ông Tô Văn Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Si Ma Cai cho biết: Du lịch đã giúp người dân địa phương tiêu thụ nông sản và có thêm thu nhập. Nhiều hộ đang hướng tới làm giàu từ mô hình du lịch nông nghiệp.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng huyện Si Ma Cai mới dừng lại ở mức tiềm năng, bởi nguồn nhân lực làm công tác quản trị, khai thác du lịch, dịch vụ, lữ hành chưa có. Bên cạnh đó, tại Si Ma Cai hiện nay, nhất là tại các thôn, bản chưa có cơ sở lưu trú để “níu” chân du khách khi đến mảnh đất này.

3.jpg

Để đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng, huyện Si Ma Cai đã xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng 2 làng du lịch văn hóa cộng đồng, 1 làng du lịch gắn với di tích lịch sử và 3 làng du lịch gắn với trải nghiệm nông nghiệp. Thời gian qua, huyện tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu và tích cực vệ sinh môi trường nông thôn. Như tại thôn Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng), hiện nay cơ bản các hộ cam kết bảo tồn nhà truyền thống và giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo không gian “xanh - sạch - đẹp” để thu hút khách.

smc.jpg

Ông Tô Văn Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Si Ma Cai cho biết thêm: Năm 2023, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng và huy động xã hội hóa thêm 300 triệu đồng để hỗ trợ 3 làng du lịch cộng đồng xây dựng hạ tầng, đồng thời xây dựng điểm dừng chân ngắm cảnh tại xã Sán Chải với tổng kinh phí đầu tư 950 triệu đồng.

Trong thời gian tới, việc phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật như giao thông, bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng, khu giải trí, điểm dừng chân và mua bán đặc sản địa phương phục vụ du lịch tiếp tục được huyện quan tâm. Huyện kỳ vọng đến năm 2025 du lịch cộng đồng sẽ góp phần đưa Si Ma Cai trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh, thu hút 240 nghìn lượt khách và doanh thu từ du lịch đạt hơn 67 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

Nhằm nỗ lực đưa du lịch tiếp tục phát triển giữa bối cảnh kinh tế còn khó khăn, thị xã Sa Pa đã tăng cường mở rộng hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Nhờ vậy, du lịch của Sa Pa đạt được nhiều kết quả tích cực.

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

Hiện đang là đầu mùa mây Sa Pa. Đến với Sa Pa dịp này, ngoài việc khám phá các bản làng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hưởng tiết trời thu trong lành, mát dịu xen cả chút rét ngọt đầu đông, du khách còn được mãn nhãn với cảnh sắc mây trời huyền ảo như chốn bồng lai.

Cùng ngắm trung tâm thị xã Sa Pa từ trên cao giữa bồng bềnh sương mây.

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc) có nhiều điểm đến hấp dẫn như Hà Khẩu, Di Lặc, Kiến Thủy, Mông Tự. Hiện có nhiều tour 1 ngày, 3 ngày 2 đêm, 4 ngày 3 đêm,… du khách tha hồ lựa chọn để có những trải nghiệm thú vị nhất. Du lịch Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai góp phần thúc đẩy du lịch Lào Cai và thắt chặt tình hữu nghị 2 nước. Dưới đây là một số điểm đến hấp dẫn gợi ý cho du khách trong hành trình khám phá Vân Nam.

Du lịch Quảng Ninh tăng tốc sau bão

Du lịch Quảng Ninh tăng tốc sau bão

Ngay sau bão số 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời nắm bắt khó khăn để chỉ đạo tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhanh chóng phục hồi. Các địa phương và doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả thiên tai, “chạy đua” với thời gian để sớm hoạt động trở lại phục vụ mùa khách du lịch tàu biển.

Du lịch Lào Cai linh hoạt các giải pháp phục hồi du lịch sau mưa lũ

Du lịch Lào Cai linh hoạt các giải pháp phục hồi du lịch sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch Lào Cai. Năm 2024, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách, tuy nhiên ước tính từ nay đến hết năm chỉ đạt 7,5 triệu lượt du khách. Để khôi phục và thúc đẩy du lịch phát triển, ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thu hút du khách, nhất là từ nay đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025.

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

fbytzltw