Phát triển đảng viên trong vùng có đạo ở Sa Pa

Bài 1: Còn nhiều khó khăn

LCĐT - Nhà nước Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi công dân. Minh chứng rõ nhất là đối với những tôn giáo du nhập vào nước ta, nếu đủ điều kiện sẽ được pháp luật công nhận. Với những tôn giáo đã được công nhận, công tác phát triển đảng viên sẽ được cấp ủy đảng, chính quyền tạo điều kiện. Tuy nhiên, với một số tôn giáo, hệ phái mới du nhập, chưa đủ điều kiện công nhận, công tác tạo nguồn đảng viên gặp không ít khó khăn.

Đảng ủy xã Hầu Thào thường xuyên bám cơ sở, nắm tình hình đảng viên tại Chi bộ Hầu Chư Ngài.
Đảng ủy xã Hầu Thào thường xuyên bám cơ sở, nắm tình hình đảng viên tại Chi bộ Hầu Chư Ngài.

Ì ạch vượt những đoạn đường dốc ngược chân mây trên chiếc xe máy “dã chiến” của cán bộ xã Hầu Thào, chúng tôi đến Hầu Chư Ngài - thôn cao nhất của xã. Đối nghịch với sự trù phú, phát triển của thôn Tả Van Giáy phía bên kia thung lũng Mường Hoa là những ngôi nhà cũ nằm lẩn khuất trong làn sương, đủ nói lên sự nghèo khó của thôn vùng cao này. Đón chúng tôi tại ngã ba thôn, ông Giàng A Giang, Bí thư Chi bộ thôn Hầu Chư Ngài bảo, công tác phát triển đảng viên ở đây cũng khó như nâng tỷ lệ hộ khá của thôn. Thôn có 125 hộ, trong đó 79 hộ theo đạo (chưa được công nhận), trong khi đó, việc phát triển đảng viên trong đồng bào theo đạo chưa có hướng dẫn của cấp trên.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Bí thư Chi bộ thôn Hầu Chư Ngài cho biết, chi bộ hiện có 9 đảng viên, trong đó 5 đảng viên tại thôn (1 đảng viên dự bị). Từ khi thành lập (năm 2003) đến tháng 12/2017, chi bộ mới kết nạp được 1 đảng viên. Nhấp ngụm nước thơm được đun từ cây rừng, Bí thư Giang thở dài: Kinh tế chưa đủ đầy nên người dân không mấy thiết tha vào Đảng. Hơn nữa, số hộ theo đạo chưa được công nhận trong thôn cao, nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tạo nguồn phát triển đảng viên của chi bộ.

Men theo con đường dốc nhỏ, chúng tôi đến thôn Can Hồ Mông (xã Bản Khoang). Thôn có 54 hộ là đồng bào Mông sinh sống, thì 42 hộ theo đạo; mặt bằng dân trí thấp, kinh tế phát triển manh mún nên tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Do đó, việc củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại thôn để giúp dân thoát nghèo được Chi bộ Can Hồ Mông đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, chi bộ gặp trở ngại trong việc tìm nguồn phát triển đảng viên có hộ khẩu thường trú tại thôn. Nguyên nhân được anh Sùng A Chính, Bí thư Chi bộ Can Hồ Mông chia sẻ: Đó là vì số hộ theo đạo chưa được công nhận trong thôn khá cao, trong khi chưa có hướng dẫn của trung ương về bồi dưỡng, kết nạp Đảng đối với những quần chúng theo những dòng đạo chưa được pháp luật công nhận. Khó khăn nữa mà Can Hồ Mông gặp phải là thanh niên trong thôn thường đi làm xa, một số khác chưa thể hiện rõ lý tưởng phấn đấu.

Đưa mắt nhìn ra phía đầu thôn, anh Chính bảo: Can Hồ có nghĩa là dòng suối cạn. Tìm nguồn quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên ở Can Hồ Mông cũng giống như dòng suối cạn trong thôn. Mới đây, thôn có quần chúng ưu tú Lý A Pháy được cử đi học lớp đối tượng Đảng. Tuy nhiên, sau khi học xong, gia đình Pháy lại theo đạo chưa được công nhận nên em cũng phải theo (ở Can Hồ Mông, nhiều trường hợp theo đạo chưa được công nhận với lý do vì gia đình). Do đó, việc hoàn thiện lý lịch để xin vào Đảng của Pháy phải tạm dừng…

Xuôi theo tuyến đường lởm chởm đá từ thị trấn xuống vùng hạ huyện, chúng tôi đến xã Sử Pán. Ông Sùng A Lềnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ có 95 đảng viên, trong đó có 6 đảng viên theo đạo chưa được công nhận (các trường hợp này theo đạo sau khi đã trở thành đảng viên). Những đảng viên này khi mới theo đạo tham gia sinh hoạt Đảng không đầy đủ, dù chi bộ có lịch sinh hoạt định kỳ, trước mỗi buổi sinh hoạt, các bí thư chi bộ và chi ủy viên phải đi gọi từng người. “Khi mới theo các hệ phái của đạo chưa được công nhận, các đảng viên này thường viện nhiều lý do để không tham gia các phong trào thi đua của tỉnh, huyện và xã phát động. Tính tiền phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, tham gia đóng góp ý kiến cho chi bộ mờ nhạt; dù kinh tế của 6 hộ đảng viên này đều thuộc diện nghèo nhưng họ không chủ động, tích cực phát triển kinh tế để làm gương cho quần chúng” - ông Lềnh cho biết.

Theo ông Sùng A Lềnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sa Pa, trên địa bàn huyện Sa Pa hiện có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Với Phật giáo và Công giáo (đã đủ các yếu tố để được Nhà nước công nhận), địa phương luôn tạo điều kiện để bà con phát triển kinh tế và có thể trở thành đảng viên nếu có chí hướng phấn đấu. Đến nay, các thôn có 100% hoặc có số lượng lớn người dân theo Công giáo đều có chi bộ. Qua đánh giá, nhận xét hằng năm, vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trong triển khai và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương đều được thể hiện rõ nét.

Riêng đạo Tin lành chưa được công nhận trên địa bàn (du nhập vào Sa Pa từ cuối năm 1999), các tổ chức hệ phái chưa thành lập chi hội thánh cơ sở, hiện mới dừng lại ở việc cho phép đăng ký sinh hoạt tập trung theo điểm nhóm. Vì vậy, công tác kết nạp đảng viên chưa được thực hiện đối với quần chúng theo đạo Tin lành. Điều này đặt ra không ít khó khăn trong việc giữ và phát triển đảng viên trong vùng có đạo chưa được công nhận ở vùng cao Sa Pa. Đối với những trường hợp vào Đảng trước khi theo đạo, chủ trương của huyện là chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ gặp gỡ, làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để các đảng viên này vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, vừa làm tốt vai trò của người đảng viên. Từ đó, các đảng viên theo đạo Tin lành có sự đóng góp, giúp đỡ cấp ủy cơ sở trong việc nắm tâm tư, nguyện vọng của tín đồ Tin lành cũng như có lập trường tư tưởng vững vàng, tích cực trong triển khai các nhiệm vụ của địa phương. Qua theo dõi, các đảng viên theo đạo Tin lành vẫn giữ được bản lĩnh chính trị, có nhận thức đúng về chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời phát huy được tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên; có những đề xuất, trao đổi về tâm tư, nguyện vọng của người dân theo đạo Tin lành để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Trên thực tế, công tác phát triển đảng viên ở những vùng có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo tại Sa Pa vẫn còn nhiều hạn chế như: Một số cấp ủy đảng chưa thật sự quan tâm đến công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, chưa kết nạp những chức việc, chức sắc vào Đảng (đây thường là những người có uy tín trong đồng bào theo đạo); một số tín đồ các tôn giáo còn mang nặng tín ngưỡng, chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng...

Qua tìm hiểu tại các chi bộ, đảng bộ, chúng tôi hiểu những khó khăn mà cấp ủy cơ sở gặp phải trong việc giữ đảng viên trong vùng có đạo chưa được công nhận. Dù khó nhưng để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, các chi bộ, đảng bộ đều bám sát chủ trương của cấp trên, có những bước đi, cách làm khéo léo, linh hoạt, phù hợp với thực tế, vừa giúp đảng viên giữ vững lập trường tư tưởng, vừa nuôi dưỡng nguồn quần chúng kế cận cho Đảng xem xét kết nạp.

---------------------

Bài 2: Không để đảng viên phai nhạt lý tưởng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

fb yt zl tw