Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

3.jpg

Hội nông dân các cấp đã không ngừng “Xây dựng thế hệ nông dân mới, kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh”, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh.

8.1.jpg

Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh và các cấp hội luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác và phong trào thi đua của hội. Trong bối cảnh với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng các cấp hội và hội viên hội nông dân trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực, chủ động triển khai thực hiện hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

9.jpg

Công tác hội và phong trào nông dân tỉnh Lào Cai đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung và phương thức hoạt động, phát huy và khẳng định được vai trò nòng cốt, trung tâm của tổ chức hội và vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Lào Cai chủ động, tích cực lãnh đạo thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội, hoạt động công tác hội và phong trào nông dân có nhiều khởi sắc, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao và nguyện vọng của hội viên, nông dân trong tình hình mới.

5.jpg
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, hội viên.

Các cấp hội nông dân trong tỉnh đã làm tốt công tác xây dựng, phát triển tổ chức hội. Chất lượng đội ngũ cán bộ hội các cấp cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, trong điều kiện công nghiệp, đô thị, dịch vụ phát triển mạnh, nhiều lao động khu vực nông nghiệp chuyển đổi nghề sang các lĩnh vực khác, nhưng các cấp hội nông dân đã làm tốt công tác phát triển hội viên, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được gần 11.000 hội viên, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Chất lượng tổ chức cơ sở hội được nâng lên, không có cơ sở hội yếu kém. Hội viên là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi chiếm 13,4% so với hộ nông nghiệp, nông thôn...

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục hội viên đạt nhiều kết quả quan trọng. Đa số hội viên nông dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, điển hình như trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công, kinh phí làm đường giao thông nông thôn, tạo thành phong trào phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh. Trong những thời điểm khó khăn nhất, nông dân trong tỉnh vẫn luôn đùm bọc, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua khó khăn, làm sáng ngời truyền thống tốt đẹp “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh và tiếp tục phục hồi phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

7.1.jpg

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, nông nghiệp, nông dân Lào Cai tiếp tục khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng, là lợi thế của tỉnh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng về tài chính, khó khăn do đại dịch Covid-19. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng thay đổi tư duy, nhận thức của Nhân dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp đã và đang phát triển cả về quy mô và trình độ, từng bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao với nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, làm thay đổi và tạo ra phương thức sản xuất mới thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân…

Bước vào nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong bối cảnh thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; dự báo khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhất là khi cơ cấu lao động đang chuyển dịch nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; lao động nông thôn có xu hướng già hóa. Cùng với đó, tư duy về sở hữu, tích tụ ruộng đất, tư duy sản xuất nhỏ lẻ, làm theo phong trào, vấn đề liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ… vẫn là những khó khăn, trở ngại cản trở sự phát triển. Trước yêu cầu đó, các cấp hội nông dân tỉnh Lào Cai cần tiếp tục phát huy truyền thống, thành tựu, đồng thời cần bám sát và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác hội trong tình hình mới.

Hội Nông dân tỉnh cần tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức hội vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là nòng cốt của phong trào nông dân, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút nông dân tham gia tổ chức hội. Quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Bên cạnh đó, các cấp hội cần làm tốt vai trò cầu nối 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước - nhà doanh nghiệp). Vận động nông dân tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, phát triển các chuỗi liên kết giá trị, ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là hướng đi, là chìa khóa để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay; thay đổi hình ảnh của người nông dân, không còn là những người “chân lấm tay bùn” mà sẽ trở thành lực lượng sản xuất chuyên nghiệp, năng động, văn minh, hiện đại trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

10.jpg

Phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân và Hội Nông dân tỉnh Lào Cai, tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ mới, các phong trào thi đua yêu nước của hội viên, nông dân sẽ có bước phát triển mới, cao hơn, toàn diện hơn và mạnh mẽ hơn; hoạt động của Hội Nông dân sẽ có nhiều khởi sắc và hiệu quả hơn, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

fb yt zl tw