Ông Putin nói lý do Nga tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine

Nga buộc phải tiến hành các cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở năng lượng tại Ukraine để đáp trả hành động Kiev tập kích các mục tiêu của Moscow.

Theo hãng tin Reuters, đây là tuyên bố hôm 11/4 của trong cuộc nói chuyện với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, sau khi các cuộc tấn công trong đêm của Nga phá hủy một nhà máy điện quy mô lớn gần thủ đô Kiev và gây hư hại cho nhiều cơ sở điện lực ở một số khu vực của Ukraine.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, các cuộc tấn công là một phần trong quá trình "phi quân sự hóa" ở Ukraine. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà ông Putin đã nêu khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.

6.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Thật không may, gần đây chúng tôi đã chứng kiến một loạt vụ tấn công vào các cơ sở năng lượng của mình, và buộc phải đáp trả”, ông Putin nói.

"Các cuộc tấn công vào cơ sở năng lượng có liên quan một phần đến việc giải quyết một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi đã đặt ra, đó là phi quân sự hóa. Chúng tôi tin rằng bằng cách này, chúng tôi sẽ gây ảnh hưởng đến tổ hợp của Ukraine một cách rất trực tiếp”, nhà lãnh đạo Nga nói thêm.

Ông khẳng định Nga đã kiềm chế thực hiện các cuộc tấn công như vậy vào mùa đông "vì lý do nhân đạo". “Chúng tôi không muốn để các tổ chức xã hội, bệnh viện và những cơ sở tương tự không có điện”, nhà lãnh đạo Nga cho hay.

Cũng theo ông, các cuộc tấn công trong những tuần gần đây của Ukraine chủ yếu nhằm vào các nhà máy lọc dầu ở nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ Nga đã buộc Moscow phải có hành động đáp trả.

Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Lukashenko, Tổng thống Putin một lần nữa bác bỏ cáo buộc từ các đồng minh phương Tây của Ukraine về việc Nga có kế hoạch tấn công các nước châu Âu. Theo ông, giới lãnh đạo phương Tây đưa ra cáo buộc là để biện minh cho những khoản chi tiêu hỗ trợ cho Ukraine trong xung đột với Nga.

Ông Putin cũng bác bỏ các ý tưởng tổ chức đàm phán hòa bình mà không có sự tham gia của Nga. Trước đó, Thụy Sĩ cho biết sẽ tổ chức "hội nghị thượng đỉnh thế giới" về Ukraine vào tháng 6, nhưng Nga tuyên bố sẽ không tham gia.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

fbytzltw