Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nối nghiệp lương y

Nối nghiệp lương y

Bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong gia đình có truyền thống là lương y, mùi hương của thuốc nam, thuốc bắc đã trở nên quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ, thấm vào lòng, hun đúc trong anh tình yêu với từng vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền.

t1.png

Từ thuở nhỏ, với bản tính ham học, anh Hoàng đã thuộc nằm lòng hàng trăm câu thơ về công dụng của nhiều loại cây thuốc, như ngải cứu, đinh lăng, kim ngân, cam thảo, đương quy, nhân sâm, đỗ trọng... Sự kỳ diệu của các loài thực vật gần gũi trong vườn nhà đến những vị thuốc quý hiếm khiến anh càng thêm say mê tìm hiểu.

2.png

Cha anh Hoàng là lương y Đỗ Đại Ngọc có tiếng ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Mỗi ngày sau giờ lên lớp, anh Hoàng lại ngồi bên cha, xem cha bắt mạch, chẩn bệnh, bốc thuốc, châm cứu. Anh sớm bộc lộ năng khiếu, đam mê với nghề truyền thống. Sự tận tâm của cha với người bệnh là hình ảnh cao đẹp trong trái tim anh. Hai tiếng “lương y” mà người dân xa gần gọi người cha thân yêu của mình khiến anh rất tự hào, ngưỡng mộ cha.

3.png

Từ tình yêu với y học cổ truyền và lời cha dạy về việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, anh Hoàng đã theo học trường Trung cấp Y Tuệ Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp, năm 2007, anh lên vùng cao Lào Cai lập nghiệp, làm việc tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Lào Cai, nay là Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai.

Mang trong mình đam mê với nghề, quá trình làm việc, anh thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm và cố gắng rèn luyện. Anh được lãnh đạo bệnh viện tin tưởng cử đi học bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ chuyên khoa I và hiện anh đang học khóa đào tạo để trở thành bác sỹ chuyên khoa II.

t2.png

Khắc ghi lời dạy của cha “Nghề y phải lấy tâm làm gốc”, bác sỹ Hoàng luôn coi người bệnh như người thân trong gia đình. Anh dành trọn thời gian, tâm sức, nghiêm túc rèn luyện, bồi dưỡng sâu về y lý, giỏi y thuật và hết lòng vì người bệnh.

- Bác sy Đô Xuân Hoàng -.png

Chính vì vậy, anh Hoàng bồi dưỡng từng ngày phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp với trị liệu theo y học hiện đại. Anh là bác sỹ có tay nghề châm cứu cao, thao tác chuyên nghiệp từ hào châm, mai hoa châm đến kỹ thuật khó như mãng châm. Kinh nghiệm dùng kim và thủ thuật bổ tả linh hoạt của bác sỹ Hoàng giúp nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh.

Không chỉ vậy, bác sỹ Hoàng còn thành thạo các kỹ thuật châm cứu hiện đại như thủy châm, điện châm, cấy chỉ... hoặc thủ thuật xoa bóp, bấm huyệt thông thường đến kỹ thuật chuyên sâu, được kết hợp nhuần nhuyễn trong điều trị. Những bài thuốc do anh bốc, từng nguyên liệu được gia giảm phù hợp với từng bệnh nhân.

Chứng kiến một ngày làm việc của bác sỹ Hoàng, chúng tôi ấn tượng bởi phong cách chuyên nghiệp, điềm tĩnh, đặc biệt là sự ân cần săn sóc của anh với người bệnh. Bệnh nhân được anh điều trị luôn an tâm, hài lòng.

4.png

Với chuyên môn sâu, bác sỹ Hoàng đã tham gia xây dựng phác đồ điều trị các mặt bệnh, đặc biệt là một số bệnh mới để đưa vào điều trị tại các khoa, phòng; trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện mua sắm các trang - thiết bị cần thiết phục vụ điều trị bệnh. Anh cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cán bộ y tế trẻ nâng cao tay nghề, chuyên môn.

Vốn tri thức y học cổ truyền sâu như biển, trong những năm tháng gắn bó với quê hương thứ hai Lào Cai, bác sỹ Hoàng thường dành thời gian để đến các bản làng tìm hiểu cây thuốc, bài thuốc quý. Không chỉ cha truyền, con nối, theo nghiệp lương y, anh còn muốn góp phần duy trì và phát triển vốn quý của y dược.

t3.png

Ít ai biết rằng bác sỹ y học cổ truyền Đỗ Xuân Hoàng còn là một “nhà sáng chế”. Anh Hoàng luôn đau đáu tìm ra các phương pháp để quá trình điều trị của người bệnh thuận lợi, hiệu quả, rút ngắn thời gian. Anh dày công nghiên cứu, mày mò và thực hiện những sáng kiến hữu ích ứng dụng hiệu quả tại bệnh viện. Anh đã có 1 sáng kiến cấp tỉnh và 5 sáng kiến được hội đồng sáng kiến cấp cơ sở công nhận.

6.png

Có thể kể đến sáng kiến “Thiết kế dụng cụ cứu ngải tự động thay thế cứu ngải truyền thống trong điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền”. Phương pháp này giúp phát huy được tối đa thuốc vào đúng vùng cần điều trị, tiết kiệm nhân lực, hiệu suất lao động cao, nhiều bệnh nhân có thể thực hiện thủ thuật cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian, an toàn và tránh bị bỏng cho người bệnh.

Năm 2021, giải pháp “Thiết kế dụng cụ tập cơ cẳng chân, bàn chân, khớp cổ chân cho người bệnh liệt chi dưới tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Lào Cai” của bác sỹ Hoàng được Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai chứng nhận sáng kiến xuất sắc trong đợt hưởng ứng chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Đây là sáng kiến áp dụng điều trị cho người bệnh liệt chi dưới cơ lực bậc 3 trở lên.

s4.png

Bằng nỗ lực không ngừng, nhiều năm liền bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Vừa qua, bác sỹ Hoàng vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ bởi thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Thành quả trên con đường nối nghiệp lương y của anh là lời hồi đáp ý nghĩa nhất báo hiếu cha, ông, kế tục và noi gương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - niềm tự hào của quê hương Hưng Yên.

5.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

Chủ động phòng chống bệnh lao

Nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24/3): Chủ động phòng chống bệnh lao

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm nguy hiểm. Nước ta đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2035 giảm tỷ lệ người mắc bệnh xuống mức thấp nhất là 20/100.000 người. Người mắc bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, giúp ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Do đó, các hoạt động phòng chống lao được ngành y tế và các địa phương quan tâm triển khai.

fb yt zl tw