Chúng tôi đến bãi hoá trường Ga Lào Cai vào một buổi trưa nắng như đổ lửa, nhưng không khí tấp nập vẫn diễn ra do nhu cầu công việc của những người làm nghề bốc vác ở đây. Những chiếc xe tải cồng kềnh chở vào, ra và công việc của người bốc vác cứ lầm lụi, lặc lè trên vai những bao hàng 50 kg, 60 kg, thậm chí đến 80 kg.

Bốc vác hàng hóa ở bãi hóa trường Ga Lào Cai.
Quán nước cuối bãi hóa trường là nơi mà những người bốc vác nghỉ giải lao chờ việc. Tôi giật mình trước mấy thanh niên toàn thân đen nhẻm bụi than, chỉ hai con mắt vẫn liếc qua đủ để nhận ra đó là con người. Trên bộ quần áo các anh, mồ hôi quện với bụi than tạo thành lớp dầy quánh.
Biết sự có mặt của chúng tôi, mấy bạn trẻ còn chưa hết hổn hển đã chọc đùa: “Chị có muốn thử sức không, như thế viết sẽ hay hơn đấy”. Một anh tên là
Nghề bốc vác tại Lào Cai hình thành từ nhu cầu của địa bàn có cửa khẩu, nhà ga, bến xe, hay các công ty, xí nghiệp và các cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Tiền công của họ thường tính theo khối lượng sản phẩm, tính chất công việc và có thể là theo giờ làm việc.
Công việc bốc vác không có giới hạn về thời gian làm việc, chủ hàng gọi là phải có mặt, bất kể ngày, hay đêm, khi hàng nhiều, làm thâu đêm là chuyện thường. Bình quân công lao động đang có giá từ 15 - 20 nghìn đồng/tấn. Muốn đạt được tiền công 300 nghìn đồng thì mỗi ngày người bốc vác phải “cõng” 15 - 20 tấn hàng. Và muốn đạt thu nhập cao hơn phải làm thông ngày, đêm, có khi là 50 tấn hàng. Môi trường và tính chất làm việc vẫn được họ gọi chung là “bán sức khoẻ, mua bệnh tật”. Dù công việc nặng nhọc, vất vả, phá sức nhưng họ vẫn chấp nhận chỉ vì mưu sinh.
Nghe mấy người bốc vác nói về anh Tuấn, người được mệnh danh là “lão làng” trong nghề bốc vác, chúng tôi liền tìm gặp. Anh Tuấn quê ở Thái Bình, lên Lào Cai từ năm 2001 và đã qua nhiều công việc như xe ôm, thợ hồ, làm than… giờ đây gắn bó với nghề bốc vác. Nhả một hơi thuốc lào dài, anh Tuấn tâm sự: “Nghề bốc vác vất vả lắm, nó bòn rút sức người ghê gớm, nhìn khỏe vậy thôi nhưng có khi bị lao lực rồi cũng nên. Khi nào mệt thì nghỉ một buổi, chứ không dám nghỉ dài. Một ngày nghỉ là mất hàng trăm nghìn tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt, ngày sau làm bù mệt hơn”. Theo anh Tuấn, thu nhập trung bình mỗi ngày của các anh ở bãi hóa trường Ga Lào Cai phải đảm bảo từ 300 - 500 nghìn đồng mới đủ chi phí sinh hoạt và tiết kiệm chút ít cho gia đình. Anh Tuấn bật mí thêm: “Tôi làm nghề này đã gần 10 năm, cõng trên lưng hàng chục nghìn tấn hàng, số đông anh em bốc vác lâu năm đều bị bệnh vẹo cột sống, đêm về là tức ngực, khó thở”.
Có nhiều người làm nghề bốc vác nhưng tuyệt đại đa số là lao động mùa vụ, không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người bốc vác chỉ là thỏa thuận bằng miệng. Khi xảy ra tai nạn lao động, rủi ro thì người bốc vác phải gánh chịu. Vậy, nên hầu hết các anh đều không dám nghĩ đến tương lai, thu nhập thiếu ổn định và chỉ đạt mức “làm đồng nào xào đồng đó”.
Anh Ngô Quốc Việt, quê ở
Chị Hạnh, nhân viên một đơn vị đảm nhận việc xếp, dỡ hàng tại bãi hóa trường Ga Lào Cai cho biết: “Tôi làm công việc điều phối ở đây 8 năm rồi, việc của những người bốc vác vất vả lắm mà chế độ đãi ngộ thì không có gì. Trước đây từng có một doanh nghiệp đảm nhận việc này nhưng yêu cầu họ đóng góp tiền quỹ 100 nghìn đồng/tháng. Với những người bốc vác thì cuộc sống “nay đây mai đó”, nên việc làm này đã không được ủng hộ”. Chị Yến, chủ quán nước là người hằng ngày tiếp xúc với những người bốc vác cho chúng tôi biết thêm: Làm việc tuy vất vả mà ai cũng vui vẻ, lạc quan, hằng ngày ở đây có khoảng 200 người bốc vác, nhưng lao động rất đoàn kết.
Những người bốc vác ở nhiều miền quê khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, song họ có chung một nỗi lo mưu sinh, một nghề trong vạn nghề đang tồn tại trong nhịp sống hối hả hôm nay.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu