Người truyền dạy tri thức dân gian cho lớp trẻ

Ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, người dân tộc Dao được biết đến là người uy tín, người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ tại đây.

Ông Vàng Duần Phù hướng dẫn các bạn trẻ cách làm dụng cụ cho lễ cấp sắc 3 đèn.
Ông Vàng Duần Phù hướng dẫn các bạn trẻ cách làm dụng cụ cho lễ cấp sắc 3 đèn.

Ông Vàng Duần Phù được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Khi vừa tròn 18 tuổi, thanh niên Vàng Duần Phù bắt đầu theo thầy học và tiếp cận những nghi lễ tín ngưỡng quan trọng của người Dao đỏ ở Dền Sáng, được thầy dạy từng nét viết, cách đọc, ghép chữ, khi tích lũy được nhiều vốn từ thì dạy đọc các cuốn sách chữ Nôm Dao. Theo tục của người Dao đỏ thì việc học chữ sẽ diễn ra vào đầu năm mới. Ngày ấy, thầy dạy của ông Phù đã đưa học trò của mình vào lán trên nương để dạy chữ. Sở dĩ phải làm như vậy để bảo đảm sự yên tĩnh, tập trung cao độ cho các học trò. Cả thầy và trò, mỗi người đều mang theo gạo, thức ăn, quần áo và các đồ dùng cần thiết để ở lại học đến khi đạt yêu cầu của thầy thì mới được cho về nhà. Cũng có thời gian thầy dạy chữ vào buổi tối, ấy là sau khi đã kết thúc công việc ruộng nương thì các học trò tranh thủ đến nhà thầy để học.

Sau gần 10 năm miệt mài đèn sách, chàng trai trẻ Vàng Duần Phù đã thấm nhuần đạo đức, tinh thông sách cổ, nắm được hầu hết việc thực hành cái “lý” của người Dao. Với khối lượng kiến thức đã tích lũy, lại được thầy dạy chữ hướng dẫn tận tình, Vàng Duần Phù đã được theo thầy dạy của mình đến thực hành một số nghi lễ tâm linh vào những ngày rằm, ngày tết, ngày hội... Bên cạnh việc học trong sách cổ, Vàng Duần Phù không ngừng học hỏi những kiến thức phong phú từ thực tế cuộc sống. Đó là những phong tục, tập quán tốt đẹp trong các dịp lễ, tết, các bài hát, điệu múa và các tri thức dân gian trong lao động, sản xuất.

Hơn 35 năm kể từ những ngày đầu đi học, hôm nay, khi ông Vàng Duần Phù đã lĩnh hội được tri thức trong những cuốn sách của lớp người đi trước, ông lại trở thành người truyền dạy những nét chữ, những bài văn, bài thơ ấy cho lớp thanh niên trẻ người Dao trên quê hương Dền Sáng. Các học trò ngày nay đã không còn phải “cõng” gạo lên nương dựng lán nữa, mà sẽ tập trung học tại nhà của thầy hoặc Nhà văn hóa thôn. Và cũng không nhất thiết cứ phải đợi đến ngày mùng 1 Tết mới được dạy chữ, giữa thầy và trò có thể thống nhất sau khi kết thúc mùa vụ, vào thời điểm nông nhàn hoặc cuối tuần thì đều có thể học được.

Ông Vàng Duần Phù luôn tận tình chỉ dạy cho các học trò nhỏ.
Ông Vàng Duần Phù luôn tận tình chỉ dạy cho các học trò nhỏ.

Từ năm 1998 đến năm 2023, ông Phù đã đưa học trò của mình theo cùng khi thực hành nghi lễ cấp sắc cho trên 230 chàng trai người Dao, gần 200 đám cưới hỏi. Một điều đáng quý ở ông Phù là khi được mời làm chủ hôn cho các đám cưới thì điều đầu tiên ông Phù quan tâm là đôi bạn trẻ ấy kết hôn có đúng quy định của pháp luật hay không, có trên cơ sở tình yêu trong sáng và tự nguyện đến với nhau xây dựng hạnh phúc trăm năm không, nếu bảo đảm thì mới làm lễ, chưa đến tuổi thì ông khuyên can. Trong quá trình được mời làm chủ hôn cho các đôi bạn trẻ, ông còn kết hợp tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình cũng như những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm hay và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi thành vợ, thành chồng, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các thành viên trong gia đình đôi bên, kinh nghiệm chăm sóc con cái...

Ông Phù cho hay: Sách cổ Nôm Dao là tài sản quý báu lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng đây cũng là pho sách mở bởi những kinh nghiệm sống, những bài học hay về đạo đức, pháp luật đều được các thầy bổ sung vào sau mỗi lần ghi chép. Ông bảo, nhờ có Đảng quan tâm, Nhà nước chăm lo đời sống của đồng bào mình đang ngày một tốt đẹp hơn. Với vai trò là người uy tín, một người thầy, luôn dạy các học trò của mình và tuyên truyền với tất cả đồng bào mình phải nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không nghe theo kẻ xấu lôi kéo, không làm việc xấu, chăm chỉ lao động, phát triển sản xuất, làm ra nhiều thóc, nhiều ngô, nuôi được nhiều con trâu, con lợn, sống hòa đồng với mọi người xung quanh thì mới là tốt. Khi cuộc sống tốt đẹp hơn thì lúc đó, việc gìn giữ và trao truyền những nét đẹp văn hóa của người Dao mới được thuận lợi.

Cùng với việc dạy chữ cho các thanh niên người Dao, ông Phù còn giúp các cơ quan, sở, ngành, các đoàn nghiên cứu về văn hóa dân tộc dịch một số cuốn sách sang tiếng phổ thông để phục vụ cho việc nghiên cứu và giới thiệu các tri thức của người Dao đỏ tới toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao, ông Vàng Duần Phù đã vinh dự được nhận nhiều giấy khen của huyện, tỉnh. Gần đây nhất, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen tại Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2023.

Báo Biên phòngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw