Người dân cắt giảm chi tiêu không thiết yếu

Cắt giảm chi tiêu, lựa chọn những mặt hàng khuyến mại sâu, tự nấu ăn ở nhà…là những giải pháp mà người tiêu dùng lựa chọn khi giá tăng.

Cắt giảm nhu cầu không thiết yếu

Cầm 150 nghìn đồng đi chợ, chị Thu loay hoay không biết nên mua gì cho cả gia đình 5 người ăn trong 1 ngày mà vẫn đủ dinh dưỡng. “Từ giữa tháng 6/2024, các loại gạo đã tăng từ 10-20 nghìn đồng/túi 5kg, thịt ba chỉ tăng 10 nghìn đồng/kg, trứng gà tăng 5 nghìn đồng/chục, các loại rau củ đều tăng từ 5-20 nghìn đồng tùy loại...Là lao động tự do, chúng tôi phải chi tiêu tiết kiệm, chủ yếu là phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Nghỉ hè tôi cho các cháu về quê, không đi nghỉ mát dù các năm cũng chỉ đi 2 ngày 1 đêm, hạn chế tối đa mua sắm để dành tiền mua sách vở, đồng phục và học phí cho các con khi năm học mới sắp đến”, chị Minh Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) trăn trở.

Chị Minh Thu (áo trắng) xoay xở chọn những mặt hàng phù hợp với túi tiền eo hẹp của mình trong khi giá cả cứ "âm thầm" tăng.

Khấm khá hơn chị Thu, chị Ngọc Yến (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, vợ chồng chị đều là nhân viên văn phòng, mặc dù hiện tại lương mới công ty đang cân nhắc tăng thế nào cho phù hợp theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng giá cả đã tăng gần cả tháng nay. “Vợ chồng tôi không còn ăn sáng và uống cà phê ở ngoài nữa. Tôi dậy sớm, tự nấu ăn ở nhà cho cả gia đình vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo dinh dưỡng. Thậm chí vợ chồng, con cái tôi còn ngủ chung một phòng để tiết kiệm tiền điện điều hòa. Chúng tôi chọn địa điểm du lịch gần để tiết kiệm tiền vé máy bay. Các nhu cầu về làm đẹp, giải trí và mua sắm cắt giảm tối đa. Thỉnh thoảng thấy món đồ giảm giá sâu trên mạng thì chúng tôi cân nhắc xem có thực sự cần thiết hay không. Theo tính toán của tôi, nếu không cắt giảm, chúng tôi sẽ thâm hụt khoảng 30% chi phí sinh hoạt so với trước”, chị Yến chia sẻ.

Theo NielsenIQ Việt Nam, các nghiên cứu người tiêu dùng 2024 của NielsenIQ cho thấy người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang gặp áp lực về việc chi phí sinh hoạt tăng, dẫn tới việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu các mặt hàng tùy ý để cân bằng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, đồng thời đưa ra những quyết định mua sắm cẩn trọng hơn. Theo đó, 89% người tiêu dùng tìm kiếm mức giá thấp hơn, 72% giảm tổng chi tiêu.

Ở Việt Nam, theo NielsenIQ, 36% người tiêu dùng lo ngại về tình hình suy thoái kinh tế và 25% lo ngại về việc mất an ninh, mất việc làm. Họ cũng cảm nhận được tác động của lạm phát thông qua việc tăng giá bán hàng hóa. Người trẻ (18-25 tuổi) cải thiện tình hình tài chính bằng cách tăng thu nhập và chi tiêu tiết kiệm hơn, nhóm người lớn tuổi (46-55 tuổi) có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không cần thiết. 62% người tiêu dùng Việt Nam cũng lựa chọn nấu ăn tại nhà nhiều hơn.

Kiểm soát giá

Theo báo cáo quý II của Tổng cục Thống kê (TCTK), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ. Nguyên nhân, theo TCTK là do giá các nhóm hàng thiết yếu tăng như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông… Trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 8,15%; tiếp theo là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 7,63%.

Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (TCTK) đánh giá, việc tăng lương góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho sức mua của dân cư được tăng lên, khi quan hệ cung - cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả…

Để tránh hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng có thể xảy ra, TCTK khuyến nghị một số giải pháp kiểm soát thị trường. Theo đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt tránh điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, điện sinh hoạt cùng với thời điểm tăng lương, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo.

Khuyến khích trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng cùng thời điểm lương tăng.

Ngoài ra, còn có các hoạt động chủ động khác có thể tác động khiến việc tăng lương không tác động đến tăng giá, từ đó sẽ ít tác động đến CPI như kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng. Khuyến khích trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng cùng thời điểm lương tăng. Song song với đó, các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự kiến, lượng khách du lịch và người dân di chuyển bằng tàu hỏa trên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại sẽ tăng cao. Trước tình hình này, ngành đường sắt Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều phương án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (11/4) tăng phi mã, vượt mốc 3.200 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ vừa có phiên giảm mạnh, đồng USD cũng mất giá, khiến nhu cầu trú ẩn an toàn vốn tiếp tục tăng cao. Trong nước, giá vàng các thương hiệu cũng tăng “dựng đứng” lên các mức kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 106,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 105,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 9/4: Vàng miếng SJC tăng lên mức 100,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 9/4: Vàng miếng SJC tăng lên mức 100,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (9/4) biến động liên tục trong bối cảnh Hoa Kỳ bắt đầu áp thuế quan mới đối với các đối tác thương mại, giao dịch ở mức 3.001,4 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng giao dịch ở mức 100,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC bám sát vàng miếng, giao dịch ở mức 100,4 triệu đồng/lượng.

fb yt zl tw