ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975:

Ngày 21/4/1975: Thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng

Ngày 21/4/1975, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng. Ban Bí thư gửi điện cho Thường vụ Trung ương Cục bức điện số 178 chỉ đạo về công tác tiếp quản Sài Gòn.

img-0247.jpg
Tiếp quản Tiểu khu Long Khánh. (Ảnh: TTXVN)

Để chuẩn bị cho công tác tiếp quản Sài Gòn, ngày 21/4/1975, Ban Bí thư gửi Thường vụ Trung ương Cục bức điện số 178, trong đó khẳng định: “Công tác tiếp quản Sài Gòn chẳng những có ý nghĩa quan trọng, biểu thị trình độ chính trị và trình độ tổ chức của chính quyền cách mạng đối với nhân dân thành phố, mà còn đối với cả thế giới nữa”.

Ngày 21/4/1975, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng. “Cánh cửa thép” phía đông trên đường tiến vào Sài Gòn bị vỡ, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở chung quanh Sài Gòn. Sau thắng lợi này, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 họp bàn các nhiệm vụ tiếp theo của Quân đoàn do trên giao.

Sư đoàn 325 và các lực lượng của khối đi đầu của Quân đoàn 2 tiến vào Xuân Lộc vào vị trí tập kết ở rừng Ông Quế (phía Nam thị xã 8km).

Cùng ngày, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 về tới địa điểm tập kết tại Củ Chi, chuẩn bị các công tác để tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

20 giờ ngày 21/4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ra lệnh cho các đơn vị vượt sông Sài Gòn.

Cùng ngày, Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn 3 ra chỉ thị “Về công tác chính trị Chiến dịch Hồ Chí Minh” xác định các nội dung chủ yếu công tác chiến dịch làm cơ sở cho các đơn vị, cơ quan triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử này.

Ngày 21/4/1975, Tư lệnh Pháo binh Chiến dịch Hồ Chí Minh báo cáo với Bộ Tư lệnh chiến dịch kế hoạch sử dụng pháo binh. Theo đó, tính đến ngày 20/4/1975, lực lượng pháo binh ta tham gia chiến dịch có 55 tiểu đoàn, 789 khẩu, bố trí thành 30 cụm gồm 3 cụm pháo binh chiến dịch, sáu cụm pháo quân đoàn, 12 cụm pháo sư đoàn, 9 cụm pháo trung đoàn bộ binh. Mỗi binh đoàn thọc sâu có ít nhất 2 đại đội pháo 85 và 122 hoặc 105 ly.

Trong hai ngày 21 và 22/4/1975, Tổng cục Chính trị trình Thường trực Quân ủy Trung ương các báo cáo về tình hình chấp hành kỷ luật ở một số đơn vị trong vùng vừa giải phóng, trong đó nêu rõ: các đơn vị đã nhanh chóng ổn định tình hình địa phương; bộ đội khắc phục nhiều khó khăn chấp hành đúng chính sách vùng mới giải phóng.

Cùng trong ngày 21/4/1975, tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu lên Đài truyền hình Sài Gòn chỉ trích Mỹ bỏ rơi đồng minh và tuyên bố từ chức Tổng thống ngụy quyền. Trần Văn Hương lên thay.

Cùng ngày, tướng Mỹ Oen-xơn, tùy viên quân sự của Mỹ tại Sài Gòn dẫn một phái đoàn cố vấn đến thị sát sân bay Bình Thủy, bàn bạc với Nguyễn Khoa Nam - Tư lệnh Quân đoàn 4 và Sư trưởng Sư đoàn 4 không quân ngụy kế hoạch di tản máy bay ở Biên Hòa và Tân Sơn Nhất và tăng thiết bị cho sân bay này để yểm trợ cho Sài Gòn khi sân bay Biên Hòa bị tê liệt.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là thắng lợi của đường lối xây dựng lực lượng cách mạng toàn diện bao gồm đội quân chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, đã luôn kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi tiến công (quân sự, chính trị và binh vận)…

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

Ngày 8/4, Đoàn công tác Quân khu 2 đã tổ chức khám, tuyển chọn nữ dân quân tỉnh Lào Cai tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

fb yt zl tw