Ngành thép Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh

Nền công nghiệp thép toàn cầu đều đã hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chính vì vậy, thời gian qua, ngành công nghiệp thép Việt Nam cũng đã từng bước bắt nhịp với sự đổi mới và có nhiều đóng góp lớn lao vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.

Hội thảo và Triển lãm về công nghiệp thép Việt Nam.

Hội thảo và Triển lãm về công nghiệp thép Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, công nghiệp thép chiếm khoảng 8% tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới. Vì vậy, trách nhiệm của ngành thép là phải sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, qua đó giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm.

Đó là khẳng định của ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) tại hội thảo và triển lãm về công nghiệp thép Việt Nam hướng tới phát triển xanh do VSA tổ chức, diễn ra trong 2 ngày từ 12 - 13/9 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong (Hà Nội).

Sự kiện thu hút tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép, cung ứng các giải pháp chuyển đổi xanh và các ngành liên quan cùng đại diện các bộ: Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Thép Đông Nam Á, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) nhằm thảo luận về các giải pháp và xu hướng xanh hóa ngành thép. Từ đó, giúp các doanh nghiệp thép sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước và quốc tế.

Theo báo cáo của VSA, phát triển xanh đã trở thành xu hướng chung, tất yếu của thế giới nhằm hạn chế và loại bỏ các tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế-xã hội. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt và sẽ chịu thiệt hại nặng nề do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Để thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, các bộ, ngành và cơ quan nhà nước đã và đang xây dựng, triển khai kế hoạch hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu và lộ trình trung hòa carbon của ngành công thương đến năm 2030 - tầm nhìn 2050.

Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA, ngành thép Việt Nam cũng đã nỗ lực chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Một số doanh nghiệp thép đã tận dụng nhiệt dư phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.

Từ năm 2015 đến nay, ngành thép đã có bước phát triển đột phá và vươn mình mạnh mẽ để trở thành nhà sản xuất thép thô thứ 13 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm.

Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đang chịu trách nhiệm cho 7 - 9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp (đã được xác định trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu).

Chính vì vậy, ông Đa cho rằng, công nghiệp thép Việt Nam cần hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh để đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

Đây thực sự là thách thức nhất lớn của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới, nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn để ngành thép đổi mới, hiện đại hóa để trở thành một ngành có trình độ công nghệ hiện đại tiến tiến và phát triển bền vững.

Do đó, với hội thảo và triển lãm lần này, các chuyên gia ngành thép hy vọng sẽ đánh dấu một bước chuyển mới, nhận thức về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng, nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất - tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải carbon bằng 0, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững nền công nghiệp thép Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo về công nghiệp thép Việt Nam gồm 4 phiên thảo luận tập trung vào các chủ đề: công nghiệp thép Việt Nam hướng tới mục tiêu trung hòa carbon năm 2050; kinh nghiệm, lộ trình trung hòa carbon của các quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam; định hướng chuyển đổi công nghệ hướng tới trung hòa carbon trong sản xuất thép và cơ chế hợp tác; lộ trình chuyển đổi xanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw