Tại các đơn vị y tế, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ mà còn trực tiếp chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các điều dưỡng viên, tôi mới thấy hết những tâm huyết của đội ngũ này.
Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng tham gia công tác đón tiếp, nhiệt tình hướng dẫn người bệnh. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, chị Đào Lệ Huyên, Điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và tận tâm với người bệnh. Người bệnh cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đều quý mến điều dưỡng La Minh Phượng, Khoa Phục hồi chức năng bởi sự chu đáo, ân cần của chị. Điều dưỡng Đặng Thị Oanh, Khoa Nội Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền có tay nghề cao thực hiện trị liệu cho người bệnh.
Chị Bùi Thị Thu Hương, kỹ thuật viên Khoa Trị Liệu, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh chia sẻ: Gắn bó với nghề, tôi coi người bệnh như chính người thân của mình để tận tình săn sóc. Kỹ thuật viên Khoa Nội Nhi Lê Thị Hiền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh là "người mẹ thứ 2" của rất nhiều trẻ tự kỷ, bại não. Chị dành tình yêu thương cho những bệnh nhi, tập luyện, điều trị phục hồi cho các em thông qua hoạt động trị liệu kết hợp liệu pháp tâm lý. Điều dưỡng Mai Hồng Hạnh, Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đã có 23 năm gắn bó với nghề. Chị đã đón tay an toàn hàng trăm em bé, mang lại niềm vui có thêm thành viên mới cho các gia đình. Làm việc tại khoa đặc thù Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, nữ điều dưỡng trẻ Triệu Thị Tín luôn hết lòng với công việc, theo dõi sát tình trạng người bệnh, cùng đồng nghiệp kịp thời cấp cứu cho nhiều trường hợp.
Điều dưỡng Giàng Thị Chở, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà chu đáo hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm nhắc lịch hẹn khám.
Với tấm lòng và trách nhiệm với nghề, đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh luôn tận tâm, chu đáo, thân thiện, chăm sóc người bệnh.
Hình ảnh đẹp về những điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên luôn hiện diện hằng ngày, hằng giờ tại các đơn vị y tế, giữ vững phẩm chất cao quý, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "lương y như từ mẫu".
Khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ điều dưỡng, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh tại tất cả các cơ sở y tế đều không thể thiếu người điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên. Chúng tôi ghi nhận và biểu dương những đóng góp thầm lặng của đội ngũ điều dưỡng toàn tỉnh trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân và mong đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên luôn giữ vững niềm tự hào và tình yêu nghề để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ để hướng đến sự hài lòng của người bệnh
Từ Lào Cai đến cửa biển Thái Bình, trải qua quá trình lịch sử, dòng sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa quý giá, trong đó phải kể đến là những bảo vật văn hóa đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.
Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.
Với đồng bào Dao nói chung, đồng bào Dao tuyển nói riêng, Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lễ cấp sắc không chỉ mang yếu tố tâm linh qua hoạt động cúng tiến, mà còn có những hoạt động văn hóa - nghệ thuật độc đáo thể hiện qua nhạc lễ, các điệu dân vũ. Ở huyện Mường Khương, những nghi lễ này đang được bảo tồn và thực hành phù hợp với đời sống văn hóa mới.
Sau những ngày dài chìm trong sương mù dày đặc, Sa Pa lại sáng bừng dưới ánh nắng vàng dịu nhẹ của mùa xuân. Sa Pa bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là mùa xuân khi khắp nơi trăm hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khoảnh khắc Sa Pa khoác chiếc áo mùa xuân khiến ai một lần đặt chân đến cũng xao xuyến, nhớ thương.
Trong ngày hội tòng quân năm 2025 có rất nhiều hình ảnh đẹp thể hiện tình cảm, sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo và người thân, bạn bè dành cho các tân binh, gửi gắm niềm tin, mong muốn các tân binh sẽ nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, sẵn sàng chiến đấu, giữ bình yên “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.
Mỗi độ xuân về, cao nguyên Bắc Hà lại khoác lên mình tấm áo mới trắng tinh khôi của hoa mận. Những vườn mận nằm trên các sườn đồi bao quanh thị trấn đồng loạt nở hoa trắng muốt như những bông tuyết tạo nên khung cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
Ngay sau những ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đã quay trở lại với đồng ruộng để thu hoạch nông sản vụ đông, đồng thời dọn ruộng, làm đất chuẩn bị cấy lúa mùa. Không khí lao động khẩn trương, hăng say.
Thời điểm này, những cây mận ở vùng núi cao Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng đang bung nở hoa trắng muốt. Lên Lùng Khấu Nhin du xuân dịp này, bạn như lạc bước vào thiên đường hoa của núi đá - loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết, mê mẩn lòng người...
Trong thời khắc cả đất trời chuyển mình đón xuân mới, Làng Nủ - mảnh đất từng chịu bao đau thương và mất mát, đang dần trở lại với dáng vẻ của một vùng quê thanh bình trước đây. Trên con đường làng, những cánh đồng từng bị vùi lấp nay đã bắt đầu khoác lên màu xanh của sự sống, những mầm non mạnh mẽ vươn mình như biểu tượng của niềm tin và hy vọng.
Năm năm nào cũng vậy, cứ khoảng cuối tháng 12 dương lịch, người Mông ở các xã Tả Phìn, Trung Chải, phường Hàm Rồng của thị xã Sa Pa lại lùa đàn trâu đi tránh rét. Ngay cả những ngày này, khi người dân cả nước đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 thì các gia đình chủ trâu vẫn phải cùng "đầu cơ nghiệp" tránh rét xa nhà.
Ngày cuối tháng Chạp, chợ Tết vùng cao Mường Khương nhộn nhịp, tấp nập người mua, bán. Sau một năm cần cù lao động, người dân đi chơi chợ sắm sửa để đón Tết đầm ấm, đủ đầy.
Dịp tết Nguyên đán cũng là thời điểm mùa khô hanh và nông nhàn nên tình trạng xâm hại rừng thường diễn biến phức tạp. Do vậy, đây là thời điểm mà những người làm nhiệm vụ giữ rừng trên địa bàn tỉnh ngày, đêm canh trực, tuần tra rừng. Với họ, không có nghỉ Tết, Tết cũng gắn với rừng, giữ cho rừng mãi xanh tươi.
Sau chuỗi ngày lạnh giá kéo dài, 14 giờ 16 phút ngày 26/1, tại xã Y Tý (huyện Bát Xát) có tuyết. Mưa tuyết rơi hơn 12 giờ đồng hồ, đến khoảng 3 giờ sáng 27/1 thì ngưng. Trận tuyết kèm theo mưa, gió khiến nhiệt độ đêm và sáng nay tại Y Tý xuống thấp dưới 0 độ C. Tuyết rơi cũng khiến núi rừng, nhà cửa, hoa màu tại các điểm cao của xã Y Tý ngập màu tuyết trắng.
Khi nhà nhà bước vào giấc ngủ say thì ngay giữa lòng thành phố, nhịp sống của chợ đêm mới bắt đầu sôi động. Những ngày giáp Tết, chợ đêm Châu Úy (thành phố Lào Cai) như nhộn nhịp hơn.
Những ngày giáp Tết, không khí lao động hối hả vẫn bao trùm khắp các cánh đồng trên địa bàn tỉnh. Nhiều hộ tất bật hoạch rau màu để phục vụ thị trường Tết, trong khi nhiều hộ khác lại tập trung làm đất, chăm sóc mạ để đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa xuân.
Hòa trong không khí đón xuân của cả nước, nhiều tuyến phố, tuyến đường ở các địa phương trong tỉnh được trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ rực rỡ đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.