Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thời gian qua, UBND các xã đã phối hợp với trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân trên địa bàn huyện Mường Khương đẩy mạnh truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Mới đây, UBND xã Tả Ngài Chồ phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Bất ngờ là rất nhiều người dân trên địa bàn xã, trong đó phụ nữ dân tộc thiểu số ở các thôn như Tà Lủ, Thàng Chư Pến, Máo Chóa Sủ, Sừ Ma Tủng... đã đến Trạm Y tế xã để được thăm khám, tư vấn và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chị Lý Thị Mai ở thôn Tà Lủ cho biết: Tôi đã được cán bộ y tế khám, siêu âm, tư vấn cặn kẽ kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản và được phát thuốc. Cán bộ y tế cũng tuyên truyền những kiến thức bổ ích để tôi biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn.

z5866166267681-10b93474c05749e6475d543cb765bcd3-743-3823.jpg
Phụ nữ xã Tả Ngài Chồ được khám và tư vấn về chăm sóc sức khỏe.

Không chỉ xã Tả Ngài Chồ mà các xã trên địa bàn huyện Mường Khương đều quan tâm đến công tác truyền thông, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của người dân, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số. Các xã duy trì hoạt động tuyên truyền về dân số và phát triển thông qua các buổi họp thôn, thăm gia đình, hội nhóm... Trong 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tổ chức 466 buổi truyền thông, thu hút 1.812 lượt người nghe về lĩnh vực này. Các xã còn tổ chức truyền thông chuyên đề về nâng cao chất lượng dân số tại 3 xã: Pha Long, Dìn Chin và Tả Gia Khâu với 150 người tham gia; truyền thông nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh 37 buổi, với 1.453 lượt người nghe; truyền thông nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 5 xã: Nậm Chảy, Dìn Chin, Tả Thàng, La Pan Tẩn, Nấm Lư 22 buổi, 647 lượt người nghe; duy trì mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn tại xã Lùng Khấu Nhin và Cao Sơn 7 buổi, với 265 lượt người nghe...

Cùng với truyền thông, từ đầu năm đến nay, các xã trên địa bàn huyện, nhất là 10 xã đặc biệt khó khăn đã xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; truyền thông nâng cao chất lượng dân số 89 buổi với 2.041 lượt người tham gia.

Thông qua truyền thông, đã có 262 ca thực hiện biện pháp tránh thai lâm sàng, trong đó cao nhất là xã Dìn Chin (71,01%);khám phụ khoa 1.862 ca, trong đó cao nhất là xã Tả Gia Khâu (58,3%). Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng các biện pháp tránh thai là 8.740 cặp, đạt 67,6%; số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại được theo dõi là 3.756 cặp.

Để nâng cao chất lượng dân số, huyện Mường Khương cũng quan tâm thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện có 613 phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh, trong đó tỷ lệ thực hiện sàng lọc trước sinh cao nhất là xã Tả Ngải Chồ (192%); 320 trẻ được sàng lọc sơ sinh, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh cao nhất là xã Cao Sơn (104%). Thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, trên địa bàn huyện có 613 người được sàng lọc trước sinh, trong đó 19 người sàng lọc đủ 4 bệnh, 594 người sàng lọc đủ 3 bệnh. Sàng lọc sơ sinh được thực hiện đối với 320 trẻ, trong đó 7 trẻ được sàng lọc 1 bệnh, 11 trẻ sàng lọc 2 bệnh, 87 trẻ sàng lọc 3 bệnh, 203 trẻ sàng lọc đủ 4 bệnh, 10 trẻ sàng lọc đủ 5 bệnh.

z5866161302036-cf497d60b960185137c27a02892c1759-869-6771.jpg
Công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số được quan tâm.

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn, nhất là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, Trung tâm Y tế huyện Mường Khương phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các xã đẩy mạnh truyền thông tại cộng đồng; duy trì sinh hoạt 13 câu lạc bộ nông dân thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và 4 xã xây dựng mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên, vị thành niên trước hôn nhân...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

Hơn 2.500 người được truyền thông về bình đẳng giới

Hơn 2.500 người được truyền thông về bình đẳng giới

Triển khai Dự án 8, từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hội Phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức 25 buổi truyền thông về bình đẳng giới tại 25 thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ dự án. Ngoài ra, các cấp hội phụ nữ cũng tổ chức 2 buổi truyền thông tại chợ thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Phong Niên. Các hoạt động truyền thông đã thu hút hơn 2.500 người dân tham gia.

[Ảnh] Phụ nữ xã Cốc Ly tích cực tham gia phát triển kinh tế

[Ảnh] Phụ nữ xã Cốc Ly tích cực tham gia phát triển kinh tế

Với tinh thần chủ động, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động sản xuất đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ xã Cốc Ly (Bắc Hà) vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp.

Phụ nữ giúp phụ nữ

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Phụ nữ Trà Chẩu từng bước thay đổi nhận thức

Phụ nữ Trà Chẩu từng bước thay đổi nhận thức

Thời gian qua, Chi hội Phụ nữ thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc

Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc

“Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc” là thông điệp được định hướng tại Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Dự án 8 và nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở Xuân Giao

Dự án 8 và nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở Xuân Giao

Xuất phát điểm là xã có nhiều khó khăn, đến nay Xuân Giao (huyện Bảo Thắng) được lựa chọn là một trong những xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 4%, hộ cận nghèo còn 6,9%. Góp phần quan trọng trong thành tích đó phải kể đến các phong trào thi đua sổi nổi của các cấp hội phụ nữ, điểm nhấn là Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

Hưởng ứng phong trào cải tạo không gian sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, thời gian qua, các hội viên Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (Văn Bàn) đã tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ở Thẳm Dương có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Tọa đàm: Kết quả triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tọa đàm: Kết quả triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” - gọi chung là Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực thực hiện. Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về nội dung này.

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

Tìm về khắp nẻo từ vùng thấp đến vùng cao, qua mỗi miền văn hóa, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã và đang miệt mài “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống. Với đôi tay khéo léo, họ là chủ thể chính trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nối dài sợi dây văn hóa ngàn đời.

fbytzltw