Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột qụy bằng trí tuệ nhân tạo AI

“Sau đột qụy, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh sẽ nâng cao hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ nói riêng và các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng vận động nói chung”, PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ.

1.jpg
Ứng dụng robot công nghệ cao, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI sẽ giúp tăng độ chính xác khi hồi phục và giúp thầy thuốc sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Thay đổi trong tư duy điều trị

Hiện nay, những phát triển trong công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và robot ngày càng mang lại nhiều hiệu quả trong nghiên cứu và thực hành chuyên ngành phục hồi chức năng.

Tại hội thảo "Cập nhật những ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot trong phục hồi chức năng", PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ, khi đất nước chúng ta vẫn đang khó khăn mục tiêu lúc đó là cứu được tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, khi công nghệ và y học ngày càng phát triển thì mục tiêu của ngành y cũng phải được nâng lên, đó là khôi phục lại các chức năng hay các cơ quan vận động cụ thể của bệnh nhân một cách cao nhất.

Lấy thí dụ với đột quỵ, tình trạng này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa với nhiều lý do từ các bệnh lý nền đến nguy cơ từ lối sống, sinh hoạt không hợp lý. Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó.

PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ về ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot trong phục hồi chức năng.
PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ về ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot trong phục hồi chức năng.

Chính vì vậy, từ nhu cầu của người bệnh thì việc điều trị cần được nâng lên một mức độ mới, đó là “trả lại” chức năng của các cơ quan cơ thể.

Theo PGS, TS Lê Mạnh Cường, xét ở mức độ rộng hơn thì vấn đề phục hồi chức năng các bệnh lý về cơ xương khớp hiện cũng là vấn đề rất cần được chú trọng.

Hiện nay thì số lượng người làm văn phòng, công sở có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp lên đến hơn 65%, nguyên nhân do công việc phải ngồi nhiều và liên quan tới máy vi tính. Đáng chú ý, tỉ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Vì những yếu tố đó, công tác phục hồi chức năng cho người bệnh bị suy giảm chức năng vận động, cảm giác hay nhận thức có hỗ trợ của các thiết bị thông minh và công nghệ cao là rất cần thiết.

AI thiết kế lộ trình hồi phục phù hợp với từng bệnh nhân

Ứng dụng các giải pháp phục hồi chức năng thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong điều trị sẽ chi tiết hóa và lượng hóa mọi chỉ số, giúp tăng độ chính xác khi hồi phục và giúp thầy thuốc sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Trí thông minh nhân tạo AI sẽ lưu và phân tích lịch sử bệnh nhân và tư vấn các bài tập được thực hiện.
Trí thông minh nhân tạo AI sẽ lưu và phân tích lịch sử bệnh nhân và tư vấn các bài tập được thực hiện.

Với người bệnh bị suy giảm chức năng vận động, cảm giác hay nhận thức robot có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho các bệnh nhân sau đột quỵ, đặc biệt hữu ích khi sử dụng cho các liệu pháp trị liệu, phục hồi chức năng nhằm tăng sức mạnh cơ bắp, tầm vận động, tăng sự phối hợp giữa các cơ bắp.

Ông Sivakumaran Krishnasamy, Giám đốc Phát triển kinh doanh quốc tế Hãng Egzotech - Ba Lan chia sẻ, robot sẽ đo được các phản hồi dù là rất nhỏ của hệ thần kinh hay cơ bắp và phân tích chúng, sau đó sẽ xác định hoạt động và biểu hiện cảm xúc của cơ bắp, từ đó tăng khả năng chẩn đoán và điều chỉnh trong quá trình phục hồi.

Nhờ việc kiểm tra chi tiết thông số của từng bệnh nhân, hệ thống sẽ biết được chi tiết bệnh nhân yếu ở cơ bắp nào và “may đo” các bài tập phục hồi cụ thể.
Nhờ việc kiểm tra chi tiết thông số của từng bệnh nhân, hệ thống sẽ biết được chi tiết bệnh nhân yếu ở cơ bắp nào và “may đo” các bài tập phục hồi cụ thể.

Sau mỗi chương trình tập luyện, AI sẽ lưu và phân tích lịch sử bệnh nhân, đưa ra bản tóm tắt và tư vấn thông tin chi tiết về các bài tập được thực hiện. Như vậy, các bệnh nhân tai biến mạch não, chấn thương - tổn thương thần kinh, liệt thần kinh ngoại vi, điều trị rối loạn sàn chậu, tập cải thiện dáng đi sau chấn thương - tai biến... sẽ được tập luyện với các bài tập phù hợp nhất với thể trạng của mình.

PGS, TS Lê Mạnh Cường, cho biết, về mặt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay ứng dụng robot trong điều trị thì chúng ta có cơ hội thừa hưởng những hiệu quả đã được chứng minh ở những nước có công nghệ hàng đầu thế giới. Việc này sẽ tăng độ chính xác cho hồi phục “chuẩn” theo những chức năng của cơ thể, điều chỉnh tình trạng phục hồi chức năng sau bệnh lý.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw