Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.
Người nuôi ong kiểm tra chất lượng mật trước khi thu hoạch. Tháng 3 là thời điểm có nhiều loài hoa nở, lượng mật dồi dào, đàn ong khỏe mạnh. Người nuôi ong dùng bình xịt tạo khói giúp đàn ong "hiền hơn" để thuận lợi thu hoạch mật. Những cầu mật đầy ắp mang đến niềm vui cho người nuôi ong.
Vận chuyển cầu ong đến nơi quay mật. Việc cắt nắp ống mật cần những đôi bàn tay khéo léo. Quay mật ong bằng thiết bị chuyên dụng.
Dòng mật vàng óng, sánh mịn. Chiết mật vào can nhựa để tiện vận chuyển. Sau khi thu hoạch, cầu ong được "trả lại" để ong tiếp tục làm mật Người nuôi ong xã Xuân Quang thu hoạch mật.
Từ tháng 6 đến tháng 9, khi vùng thấp hết mùa hoa, những người nuôi ong ở xã Xuân Quang lại di chuyển đàn ong đến các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai... để đón mùa hoa vùng cao. Khi thời tiết chuyển lạnh (khoảng tháng 10) người nuôi sẽ chuyển ong về vùng thấp để dưỡng đàn, chờ vụ thu hoạch mật năm sau.
Sản phẩm của HTX ong mật Xuân Quang đạt OCOP 3 sao, được thị trường ưa chuộng.
Được biết, tại xã Xuân Quang có 2 Hợp tác xã nuôi ong mật với gần 20 thành viên, nuôi trên 3.000 đàn ong mật. Giá bán mật ong ổn định ở mức 150 nghìn đồng/lít. Nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Xuân Quang trong nhiều năm trở lại đây.
Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…
Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có 143.000 ha quế; 16.046 ha chè; 23.831 ha cây ăn quả, trong đó 5.993 cây ăn quả ôn đới; 8.875 ha cây dược liệu; gần 1.500 ha cây dâu tằm; tổng đàn gia súc chính trên 1,5 triệu con.
Quốc hội quyết nghị kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Tại Quyết định số 18/2025 của Thủ tướng Chính phủ, quy định cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn.
Ngày 2/7, tại tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) phối hợp Tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) tổ chức lễ khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2025 nhằm thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 65 tỷ USD trong năm nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 18/2025/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch đô thị và nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập.
Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.
Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.
Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.
Nằm giáp ranh xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn nên 2 xã Cao Phạ và Nậm Có có các điều kiện tự nhiên như: thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước tương đồng với Tú Lệ, giúp người dân phát triển được giống lúa nếp Tan (nếp Tú Lệ) chất lượng, trở thành hàng hóa.
Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.
Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.
Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
Chiều 16/6, huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị công bố hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Nghị quyết 50-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.