“Mắt thần” trên đảo Song Tử Tây

LCĐT - Đảo Song Tử Tây nằm ở vị trí tiền tiêu của Quần đảo Trường Sa, nhìn ra tuyến hàng hải quốc tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chính vì thế, ngọn hải đăng ở đây được ví như “mắt thần” trên Biển Đông không chỉ ngày đêm chiếu sáng dẫn hướng cho tàu, thuyền qua lại an toàn, mà còn là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nằm cách đất liền hơn 300 hải lý (mỗi hải lý tương đương với 1,8 km), đảo Song Tử Tây có diện tích khoảng 0,22 km2. Đây là đảo cao nhất trong Quần đảo Trường Sa. Do đó, các nhà hàng hải thường dùng ngọn hải đăng Song Tử Tây làm điểm chuyển hướng cho tàu qua lại trên tuyến hàng hải quốc tế từ Hồng Kông (Trung Quốc) đi Sing-ga-po và Manila (Phi-líp-pin). Ngoài chức năng dẫn đường cho tàu, thuyền qua lại khu đường hàng hải quốc tế, hải đăng Song Tử Tây còn là ngọn đèn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân Việt Nam khi ra Biển Đông khai thác, đánh bắt hải sản.

Trong chuyến công tác ra Trường Sa dịp tết Quý Mão 2023, vì lý do đặc biệt mà tàu của chúng tôi phải neo đậu phía ngoài đảo Song Tử Tây 6 ngày. Hằng ngày, tôi cùng đồng nghiệp và cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân lên boong tàu ngắm đảo từ xa. Ngọn hải đăng trên đảo cùng những câu chuyện xung quanh nó được nhắc đến nhiều nhất. Vậy là khi lên đảo, điểm đến đầu tiên chúng tôi ghé thăm chính là nơi đặt ngọn hải đăng.

Mời chúng tôi ra bàn uống nước bên gốc bàng vuông rợp bóng nằm ngay dưới chân Trạm Hải đăng Song Tử Tây, Trạm trưởng Vũ Quang Cách (sinh năm 1971, quê Hải Phòng) vừa pha trà mời khách, vừa kể: Được Nhà nước xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1993, với tuổi đời gần 30 năm, trước sóng gió khắc nghiệt và sự mặn mòi của nước biển, ngọn hải đăng Song Tử Tây vẫn hiên ngang đứng vững, chưa đêm nào tắt đèn dẫn hướng. Ban ngày, tàu, thuyền có thể nhìn thấy ngọn hải đăng từ khoảng cách 8 hải lý và ban đêm là 21 hải lý.

Cũng theo anh Cách, trong số 9 ngọn hải đăng trên Quần đảo Trường Sa thì ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây có nhiều điểm đặc biệt. Thứ nhất, đây là ngọn hải đăng được xây dựng và đưa vào hoạt động sớm nhất ở khu vực Quần đảo Trường Sa. Theo thiết kế, hải đăng Song Tử Tây cao gần 40 m, được xây theo hình tháp tròn ở góc phía Đông của đảo, vì ở vị trí này sẽ đón ánh nắng mặt trời buổi sớm và cũng phát những tia sáng đầu tiên khi mặt trời lặn về phía Biển Đông. Điểm đặc biệt thứ 2 là trụ chính và các bậc cầu thang lên vị trí cao nhất nơi đặt đèn chiếu bên trong ngọn hải đăng được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối. Điểm đặc biệt thứ 3 là ngọn hải đăng này có chiều cao lớn nhất trong số 9 ngọn hải đăng trên Quần đảo Trường Sa nên tàu, thuyền có thể nhìn thấy từ khoảng cách trên 21 hải lý.

“Để hải đăng Song Tử Tây không bao giờ tắt, cán bộ, kỹ sư, nhân viên vận hành phải làm việc ngày đêm trong môi trường khắc nghiệt, bất kể nắng hay mưa, mùa biển lặng hay bão tố và trong mọi hoàn cảnh, ngọn hải đăng không bao giờ được tắt, đó là nguyên tắc, là mệnh lệnh từ đất liền. Cũng vì tính chất công việc mà quân và dân trên đảo gọi chúng tôi là “những người thợ đèn”. Bây giờ anh em, cán bộ làm nhiệm vụ ở Trạm Hải đăng Song Tử Tây đã bớt khó khăn hơn rất nhiều so với trước bởi tàu tiếp vận của công ty và tàu ngư dân ghé đảo thường xuyên, vì thế, lương thực, thực phẩm không thiếu. Vả lại, giờ ở đảo có đủ nước ngọt, điện sinh hoạt và có cả truyền hình vệ tinh xem nên cũng vơi nỗi buồn nhớ đất liền” - Trạm trưởng Vũ Quang Cách tâm sự.

Câu chuyện giữa chúng tôi với Trạm trưởng Vũ Quang Cách đang dở dang thì anh Vũ Văn Nam, kỹ thuật viên của trạm vào báo cáo, hiện gió đã giảm cấp, anh em kỹ thuật đã chuẩn bị xong phương tiện bảo dưỡng hệ thống điện và đèn của ngọn hải đăng để hoạt động tốt nhất trong dịp tết. Cùng leo lên cột đèn và tận mắt chứng kiến công việc của cán bộ kỹ thuật Trạm Hải đăng Song Tử Tây mới thấy hết sự vất vả của các anh. Do gió biển có hơi nước nhiễm mặn nên những thiết bị của ngọn hải đăng hay bị gỉ sét, nếu không bảo quản thường xuyên đèn dễ chập, cháy và hỏng hóc.

Vừa thoăn thoắt lau bóng đèn chính, kỹ thuật viên Vũ Văn Nam vừa bộc bạch: Anh sinh năm 1990 (quê Hải Phòng), sau khi học xong Đại học Hàng hải, anh được Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và Hải đảo tuyển dụng và phân công ra công tác tại Trạm Hải đăng Song Tử Tây từ tháng 7/2022. Trong việc duy trì hoạt động của ngọn hải đăng thì vất vả nhất là bảo dưỡng bóng đèn, bởi đây là vị trí cao nhất, mỗi khi biển động, công việc lau bóng đèn càng nguy hiểm, trên tháp đèn, gió thổi mạnh khiến các tấm kính rung bần bật. Theo quy định, đèn hải đăng Song Tử Tây hoạt động từ 17 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau. Ngày nào có dông gió, sương mù, thời tiết xấu thì phải mở đèn sớm hơn và tắt muộn hơn. Khi gặp sự cố, đèn chính bị hỏng, thì đèn phụ được bật lên để thay thế và ngay lập tức phải khắc phục sự cố đèn chính. Trong bất luận điều kiện nào, đèn hải đăng không được tắt.

“Khi nhận nhiệm vụ ra đảo Song Tử Tây công tác, dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng những ngày đầu cũng nhớ đất liền, nhớ vợ con, cha mẹ da diết, có những lúc thèm nghe tiếng cười của trẻ thơ đến quay quắt. Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu nhưng chưa một giây phút nào, cán bộ làm việc tại Trạm sao nhãng nhiệm vụ, bởi chúng tôi luôn hiểu và tự hào về nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao là canh giữ “mắt thần” trên Biển Đông; hỗ trợ, đảm bảo an toàn tàu, thuyền trên biển, giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” - anh Nam nói.

Nghe những chia sẻ của anh Nam, chúng tôi tin anh cùng đồng nghiệp trẻ của mình sẽ tiếp bước những lớp đàn anh đi trước, giữ mãi ánh sáng của “mắt thần” trên đảo tiền tiêu Song Tử Tây.

Được biết, bước sang năm mới này, Trạm Hải đăng Song Tử Tây được đầu tư hệ thống điện gió và điện năng lượng mặt trời cùng hệ thống điều khiển có cảm biến ánh sáng để tự động bật tắt đèn khi trời tối. Tuy nhiên, cán bộ quản lý vận hành ở đây vẫn dự phòng máy nổ phát điện để đảm bảo vận hành đèn dẫn hướng bình thường trong mọi điều kiện.

Nói về hoạt động của ngọn hải đăng trên đảo, Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây cho biết: Việc xây dựng và vận hành ngọn hải đăng trên đảo được tuân theo luật pháp quốc tế và được Cơ quan Quỹ đạo quốc tế và Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế ghi nhận trên hải đồ quốc tế. Từ khi được xây dựng, ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây đóng vai trò rất quan trọng, là “mắt thần” của đảo đúng như tên gọi mà quân và dân ở đây đã đặt…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Sáng 5/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã có buổi đối thoại, nắm tâm tư và giải đáp khó khăn, vướng mắc của 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Trung đoàn 254.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị; sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Cùng với nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai: Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Trong những ngày qua, dù thời tiết không thuận lợi, nắng, mưa gió thất thường, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh vẫn hăng say hợp luyện nội dung “Duyệt đội ngũ”, chuẩn bị cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - quyết thắng”.

Những ngày đầu nhập ngũ

Những ngày đầu nhập ngũ

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, kết thúc thời gian huấn luyện dự khóa, hiện tại, các chiến sĩ mới nhập ngũ tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã cơ bản làm quen với môi trường, nền nếp, tác phong trong quân đội, sẵn sàng bước vào các nội dung huấn luyện với quyết tâm, tinh thần cao nhất.

fb yt zl tw