Luật Căn cước mới nghiêm cấm giữ, cầm cố, mua bán thẻ căn cước của người dân

Luật Căn cước mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 nghiêm cấm việc giữ, mua bán, cầm cố thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước của người dân.

Ngày 21/2, Công an TP.HCM vừa có những lưu ý liên quan đến luật Căn cước mới có hiệu lực từ tháng 7/2024. Trong đó, luật Căn cước mới nghiêm cấm hành vi giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước của người dân.

Các điểm mới luật Căn cước có hiệu lực từ tháng 7/2024.

Theo Công an TP.HCM, luật Căn cước mới còn nghiêm cấm không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo độ tuổi quy định. Nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả. Nghiêm cấm việc khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Theo luật Căn cước mới, từ ngày 1/1/2025, tất cả giấy CMND sẽ hết giá trị sử dụng. Tất cả các giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, thẻ căn cước sẽ có nhiều lợi ích cho người dân như: Có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam; được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

Luật Căn cước mới cũng yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ:

• Công dân Việt Nam làm thủ tục cấp thẻ căn cước;

• Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước;

• Bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp.

• Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử.

• Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu.

• Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

• Nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.

Theo Báo Thanh Niên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Hệ thống "mắt thần" tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của Trung tâm thông tin chỉ huy Cục CSGT có thể nhận diện được khoảng 20 hành vi vi phạm giao thông, có thể vẽ lại hành trình của một chiếc xe tình nghi gây tai nạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống này nhận diện và cảnh báo cả các hành vi gây rối, khuôn mặt đối tượng truy nã. 

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.

fb yt zl tw