Lệnh cấm kim cương của Nga có hiệu lực

Từ ngày 1/1/2024, những hạn chế của phương Tây đối với việc nhập khẩu trực tiếp kim cương của Nga bắt đầu có hiệu lực.

tg1-4369.jpg
(Ảnh: Getty Images)

Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2024, việc vận chuyển kim cương phi công nghiệp được khai thác, chế biến hoặc sản xuất tại Nga tới thị trường các nước G7 và EU đều bị cấm.

Những hạn chế này chỉ là bước đầu tiên của lệnh cấm. Vào ngày 1/3/2024, giai đoạn thứ hai sẽ bắt đầu, áp dụng cho kim cương tự nhiên của Nga từ 1 carat đã được xử lý ở nước thứ ba. Từ ngày 1/9/2024, việc nhập khẩu kim cương tổng hợp của Nga được gia công ở nước thứ ba, đồ trang sức và đồng hồ đeo tay hoặc bỏ túi sản xuất ở nước thứ ba sử dụng kim cương của Nga nặng 0,5 carat trở lên cũng sẽ bị cấm.

Trong tháng 9, các nước phương Tây cũng có kế hoạch đưa ra cơ chế theo dõi kiểm tra kim cương chưa qua gia công nhằm truy xuất nguồn gốc hiệu quả hơn và tránh vi phạm lệnh trừng phạt.

tg2-5110.jpg
(Ảnh: Getty Images)

Một số chuyên gia trong ngành đã bày tỏ nghi ngờ về cơ chế theo dõi. Mặc dù các chi tiết của hệ thống được đề xuất vẫn chưa được công bố nhưng được cho là nó sẽ dựa trên Chương trình chứng nhận quy trình Kimberley, hiện là cách duy nhất để truy xuất nguồn gốc của kim cương khi bắt đầu chuỗi cung ứng, khi chứng chỉ được cấp đến những viên đá quý thô. Những viên kim cương được cắt và đánh bóng sau đó, được tuồn vào các chợ và bán cho các nhà buôn sẽ gần như không thể theo dõi được.

Trong khi đó, Moscow đã chuyển hoạt động buôn bán kim cương của mình sang các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Armenia và Belarus. Các quốc gia này đều chứng kiến lượng kim cương thô và kim cương cắt nhập khẩu từ Nga tăng mạnh trong vài tháng qua.

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã cảnh báo vào tháng 12/2023 rằng lệnh cấm sẽ có hiệu ứng boomerang đối với các nước phương Tây. Ông Peskov cũng lưu ý rằng Nga đã chuẩn bị cho lệnh cấm và có các biện pháp ứng phó.

Lệnh cấm kim cương được các nước G7 (Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Anh) được công bố lần đầu tiên vào đầu tháng 12/2023. Vài ngày sau, lệnh cấm này được đưa vào gói trừng phạt thứ 12 của EU đối với Nga.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw