Lấy ý kiến xây dựng Bảo tàng tỉnh Lào Cai thành một "Bảo tàng sống"

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội thảo Đề xuất nội dung trưng bày phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Hội thảo được UBND tỉnh tổ chức ngày 19/4 tại Bảo tàng tỉnh.

Chủ trì Hội thảo có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chủ trì hội thảo có PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; các đồng chí: Đinh Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia Trung ương và địa phương có sự am hiểu trong lĩnh vực về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, đa dạng sinh học Lào Cai…

baotang1.jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Công trình Bảo tàng tỉnh Lào Cai được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2016 với gần 8.000 m2 sàn cùng với định hướng quy hoạch bổ sung không gian trưng bày ngoài trời rộng. Hạt nhân của bảo tàng là trưng bày thường xuyên nhằm giới thiệu khái quát về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong tỉnh cho Nhân dân cũng như du khách trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng tỉnh Lào Cai chưa hoàn thành, chưa trở thành điểm tham quan, nghiên cứu trong tuyến du lịch của Lào Cai.

Hội thảo tập trung thảo luận 4 chủ đề chính gồm: Khảo cổ học Lào Cai; Lịch sử xã hội Lào Cai; Thiên nhiên đa dạng, danh thắng; Bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai.

Hội thảo đã tổ chức lấy ý kiến, lắng nghe các tham luận của các chuyên gia, người am hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan của Viện Khảo cổ học, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bảo tàng tỉnh Yên Bái, tỉnh Lào Cai, Hội Văn học và Nghệ thuật tỉnh...

baotang3.JPG
baotang2.jpg
Các chuyên gia chia sẻ ý kiến tại Hội thảo.

Các ý kiến tham gia tại Hội thảo góp phần quan trọng trong việc lựa chọn những câu chuyện, những giá trị từ tự nhiên, khảo cổ, lịch sử, văn hoá Lào Cai thể hiện trong không gian trưng bày thường xuyên nhằm tạo ra bản sắc riêng/sự khác biệt của Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho ý tưởng, nội dung chính phản ảnh bản sắc lịch sử, văn hóa Lào Cai trong Bảo tàng tỉnh; hướng tới mục tiêu phát triển Bảo tàng tỉnh là niềm tự hào cho người dân trong tỉnh; là điểm đến du lịch hấp dẫn để tỉnh mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

baotangchutich.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Hội thảo là diễn đàn cung cấp nhiều thông tin mới, quý báu, gợi mở cho tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện nhiều nội dung, góp phần xây dựng một bảo tàng đa dạng, bản sắc và ấn tượng; tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với người dân trong tỉnh cũng như khách du lịch trong và ngoài nước trong tương lai.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc trưng bày Bảo tàng tỉnh không phải là câu chuyện đơn giản, không chỉ là thiết kế kiến trúc, xây dựng đơn thuần của các kỹ sư, mà còn là không gian để trưng bày thể hiện chiều dài lịch sử, thiên nhiên, bản sắc văn hóa của tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh Lào Cai đã giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia trong nhiều lĩnh vực; tổ chức tham quan, khảo sát không gian trưng bày của một số bảo tàng các tỉnh, thành phố trong cả nước để học tập, nghiên cứu áp dụng tại địa phương.

"Việc trưng bày tại bảo tàng cần phải có sự đóng góp của các chuyên gia nhằm đảm bảo phù hợp, hướng tới sản phẩm cuối cùng là có được một “Bảo tàng sống” - tất cả các hoạt động tại bảo tàng đều sống động, nhộn nhịp, thu hút được đông đảo du khách và Nhân dân trong tỉnh đến tham quan quan, học tập, nghiên cứu" - Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

fb yt zl tw