Lan tỏa rộng rãi giá trị di sản hát Xoan trên không gian mạng

Dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện “Về đất Tổ nghe Xoan” và 16 bài xoan.

Với mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị hát Xoan, lan tỏa hát Xoan ra cộng đồng, đặc biệt là trên không gian mạng để nhiều người có thể tiếp cận các bài Xoan chuẩn mực, thưởng thức hoặc khai thác làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu hay các mục đích khác, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng các cộng sự đã thực hiện dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan”. Đây là dự án 100% xã hội hóa, do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long làm chủ nhiệm dự án, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng một phần trong dự án.

Dự án được lên kế hoạch từ năm 2022 và thực hiện trong năm 2023 và được ra mắt đúng dịp mùa xuân Giáp Thìn trên kênh YouTube Dân ca & nhạc cổ truyền do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long sáng lập và vận hành nhằm tôn vinh những giá trị âm nhạc quý báu của dân tộc. Đây như một hoạt động hướng tới ngày Giỗ Tổ Vua Hùng mồng 10 tháng 3 âm lịch năm 2024.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng các nghệ nhân phường Xoan Thét.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng các nghệ nhân phường Xoan Thét.

Dự án mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện “Về đất Tổ nghe Xoan” và 16 bài Xoan. Ê kíp đã lựa chọn 13 bài chặng quả cách (chặng hát trung tâm) và 3 bài chặng hát thờ để thực hiện dự với mong muốn tạo nên một bức tranh tổng thể, đa dạng của âm nhạc hát Xoan.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long, nghệ sĩ, nghệ nhân thể hiện dự án này khác biệt so với nhiều dự án tương tự đã làm trước đó. Các dự án trước thường có sự tham gia của cả 4 phường Xoan cổ là Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái. Chưa có một dự án nào được thực hiện chỉ duy nhất với một phường Xoan. Trong khi đặc thù của nghệ thuật dân gian là tính dị bản, dẫu có thể vẫn cùng một bài, cùng tên gọi cùng những nét giai điệu cũng như nội dung ca từ đặc trưng nhưng ở trong đó lại có một vài nét riêng khác biệt. Chính vì vậy, lần thực hiện dự án này, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long quyết định chọn chỉ duy nhất phường Xoan Thét để giới thiệu. Điều này góp phần tạo nên một quỹ bài đầy đủ ở chặng hát quan trọng nhất của hát Xoan ở một phường. Việc có thêm một clip ghi lại cuộc trò chuyện gần gũi và dân dã góp phần hé mở cách cửa cho những người yêu thích có thể tiếp cận dễ dàng, hiểu thêm hơn về hát Xoan.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long cho biết: Do đặc thù của âm nhạc dân gian, dù 13 quả cách giống nhau nhưng mỗi phường có cách thể hiện khác nhau, chứa đựng những nét riêng ở phần âm nhạc và lời ca. Tham gia dự án có các nghệ nhân xuất sắc của nghệ thuật Hát Xoan hiện nay như các Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Kiều Nga (trùm phường), Nguyễn Thị Ngà, Lê Thị Nhàn và nghệ nhân Nguyễn Văn Thuyết. Ngoài ra còn có kép Xoan trẻ Nguyễn Minh Trí (sinh năm 2005). Các nghệ nhân đều sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nhiều đời gắn với hát Xoan và có tính kế thừa, tiếp nối hiện hữu tại Phường Xoan Thét.

Toàn bộ phần thu âm do nhạc sĩ Phan Thanh Cường thực hiện. Ê kíp ghi hình đơn giản tại 4 di tích lịch sử có liên quan trực tiếp tới hát Xoan. Đó là: Miếu Lãi Lèn (Phường Xoan Phù Đức), đình Thét (Phường Xoan Thét), đình Kim Đới (Phường Xoan Kim Đới) và đình An Thái (Phường Xoan An Thái), đều nằm ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phần hình ảnh sẽ được dùng làm nền minh họa, giới thiệu các di tích lịch sử liên quan trực tiếp đến hát Xoan. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành cố vấn của nhạc sĩ Tùng Lâm (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Phú Thọ)...

Nhạc sĩ Phan Thanh Cường chia sẻ: "Có một điều mà tôi cùng ekip luôn tâm đắc là làm sao giữ được chất mộc mạc, chất dân gian khi thu âm lại! Tại Phường Xoan Thét, các nghệ nhân hát và chơi nhạc cụ sống hoà cùng với nhau, tuy rất mộc mạc nhưng lại rất độc đáo. Nếu chúng ta tách ra thu từng người một thành từng track rồi ghép lại với nhau thì nghe sẽ bị cảm giác rất điện tử và không còn giữ được không gian cảm giác tại Đình làng nữa. Nên khi thu ekip đã sắp đặt vị trí micro theo không gian để đảm bảo được các nghệ nhân thoải mái diễn xướng cùng nhau, mà vẫn ra được tiếng trống, tiếng nghệ nhân hát hoà trộn, trống không bị to quá đè hết tiếng hát. Trong công việc bảo tồn âm nhạc dân gian, tôi và nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long luôn tôn trọng nâng niu những nét tinh hoa văn hoádân gian của dân tộc mình".

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

fbytzltw