Làm rõ căn cứ pháp lý của việc xây dựng luật riêng về nhà giáo

Sáng 7/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tiếp thu và điều chỉnh ý kiến góp ý của đại biểu

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, dự thảo sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo, nhưng còn có ý kiến băn khoăn, đề nghị làm rõ mục tiêu, căn cứ pháp lý của việc xây dựng luật riêng về nhà giáo. Tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị đã khẳng định, cần “sớm xây dựng Luật về nhà giáo”.

Mục tiêu xây dựng Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thống nhất trong quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khắc phục hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn.

Về vai trò, vị trí của nhà giáo (Điều 3), có ý kiến đề nghị cân nhắc sự cần thiết quy định “nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao”, “là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức”, được xã hội “bảo vệ, kính trọng, tôn vinh”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến của đại biểu xác đáng; xin tiếp thu, bỏ các nội dung trên trong khoản 1 Điều 3; đồng thời, bổ sung quy định “có vị thế quan trọng trong xã hội” để thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Giáo dục hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Có ý kiến đề nghị bổ sung vai trò của nhà giáo trong sáng tạo, ứng dụng tri thức mới; trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng quy định hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo “là hoạt động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực” (khoản 1 Điều 7); nêu rõ trách nhiệm của nhà giáo phải “vận dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, đổi mới sáng tạo” (điểm đ, khoản 1 Điều 33); quy định nhà giáo có nghĩa vụ “phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy phẩm chất và năng lực của người học” (điểm d khoản 2 Điều 9).

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ cho rằng, việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung, chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đã được thực tiễn chứng minh tính ổn định.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Về Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên mầm non (Điều 28), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết: Nhiều ý kiến tán thành chính sách được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật đối với giáo viên mầm non; đề nghị bổ sung tiêu chí nhà giáo phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỉ lệ tiền lương hưu được hưởng; có ý kiến băn khoăn về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này và cho rằng phải bảo đảm nguyên tắc có đóng - có hưởng theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đắc Vinh, việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non. Theo đó, tại khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; đồng thời, dự luật chỉnh lý sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội ở điều khoản chuyển tiếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thiết kế vào dự thảo luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu cần ngắn gọn lại, những điều đã thống nhất không nêu lại, chỉ nêu những vấn đề cần giải trình để tạo sự đồng thuận khi bấm nút thông qua.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật gửi Chính phủ có ý kiến về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của và tiếp cận với các cái luật đang sửa, trong đó có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện dự thảo luật và các văn bản chi tiết để báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Trên địa bàn tỉnh, tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn, như thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương, Bát Xát có những công trình được xây nên từ tình hữu nghị, là sự hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp hoặc chương trình thường xuyên của các Đại sứ quán tại Việt Nam.

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy

Sáng 21/3, Thường trực Tỉnh ủy giao ban quý I với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai về kết quả hoạt động quý I, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2025; việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Ngày 19/3/2025, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Trong đó, Đại úy Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Công an xã Cam Đường, thành phố Lào Cai đã được chọn là 1 trong 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố là vấn đề lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không ít người vì thiếu thông tin nên khi tiếp cận với những bài viết, video clip sai sự thật trên mạng internet đã tỏ ra hoang mang, lo lắng, từ đó có những phản ứng sai lệch.

fb yt zl tw