Làm căn cước mới nhưng cố tình không nộp căn cước công dân cũ có bị phạt?

Nhiều người dân đi làm thẻ căn cước mới nhưng vẫn cố tình giữ lại căn cước công dân cũ vì nhiều lý do, điều này có trái quy định?

Công an TP Hà Nội cho biết, Khoản 3 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước nêu rõ, trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.

Đối chiếu quy định trên, công dân nếu thực hiện cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì sẽ bị thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước đang sử dụng.

Công dân sử dụng thẻ căn cước công dân đã cấp trước 1/7 được dùng đến hết thời hạn in trên thẻ.
Công dân sử dụng thẻ căn cước công dân đã cấp trước 1/7 được dùng đến hết thời hạn in trên thẻ.

Mặc dù hiện chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với trường hợp không nộp lại căn cước công dân, song theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi không nộp lại thẻ căn cước công dân khi làm thẻ căn cước có thể sẽ bị xử phạt do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; cấp căn cước điện tử với mức phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo.

Ngoài ra, việc người dân vẫn sử dụng căn cước công dân cũ để thực hiện giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, ký kết hợp đồng có thể gặp rủi ro về pháp lý, bởi khi đã làm thẻ căn cước thay cho căn cước công dân cũ thì thẻ này không còn giá trị sử dụng.

Trường hợp xảy ra tranh chấp, với các lý do như căn cước công dân hết hạn, không có giá trị về chứng minh nhân thân trong các thủ tục, giao dịch sẽ gây bất lợi cho người sử dụng, chưa nói đến việc một số đối tượng có thể lợi dụng thông tin trên căn cước công dân để lừa đảo.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, công dân khi đi làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước mới cần tự giác nộp lại căn cước công dân gắn chip, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, đồng thời chỉ nên dùng một loại thẻ trong các giao dịch nhằm thống nhất thông tin, tránh rủi ro, phát sinh tranh chấp.

Theo quy định chuyển tiếp tại Điều 46 Luật Căn cước 2023, nếu công dân sử dụng thẻ Căn cước công dân đã cấp trước 1/7 thì được dùng đến hết thời hạn in trên thẻ, cũng có thể yêu cầu cấp đổi sang thẻ căn cước mới nếu muốn. Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân nếu hết hạn sử dụng từ 15/1/2024 đến trước 30/6/2024 được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Chứng minh nhân dân, nếu còn hạn sử dụng sau 31/12/2024 chỉ sử dụng đến hết 31/12/2024, loại giấy tờ này sẽ không còn giá trị sử dụng từ năm 2025.

Do vậy, những người đang sở hữu căn cước công dân, chứng minh nhân dân nếu hết hạn sử dụng từ 15/1 đến trước 30/6 phải thực hiện đổi sang thẻ căn cước ngay vào thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực (1/7) nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa chính thức phát thông báo về việc không bảo trợ, không hợp tác, không phối hợp tổ chức cuộc thi có tên "Cuộc Thi Vẽ Tranh Quốc Tế Trẻ Em 2025 - Kao International Environment Painting Contest" được quảng cáo liên tục trên mạng xã hội thời gian qua.

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw