Kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hơn 30 năm ghép tạng ở Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến mô tạng là 25 trường hợp. 87 tạng đã được lấy để ghép cho rất nhiều bệnh nhân đang từng ngày mong chờ sự sống.

Tại Hội thảo khoa học về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam lần thứ hai diễn ra ngày 11/10, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, cho biết 9 tháng đầu năm 2024, ngành ghép tạng Việt Nam ghi nhận kỷ lục chưa từng có trong 32 năm lịch sử.

Số liệu từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, 9 tháng đầu năm, Việt Nam có 25 ca chết não hiến mô tạng. Điều này góp phần tăng tỷ lệ và số ca được ghép tạng từ nguồn người hiến chết não. Cụ thể, có 87/829 ca (gần 10,5%) ca được ghép tạng từ người cho chết não.

Theo PGS Hệ, dù là điểm sáng ghép tạng ở châu Á nhưng ca ghép tạng từ người cho chết não tại Việt Nam rất khiêm tốn. Với con số 10,5% này, ông gọi đây là kỷ lục bởi trước đây, tỷ lệ tạng hiến từ người chết não khoảng 5-6%. Từ năm 2010 đến 2022, mỗi năm có từ 10-11 ca chết não hiến tạng. Năm 2023, cả nước chỉ có 16 ca chết não hiến mô tạng trong tổng số hơn 1.000 ca được ghép.

Trong 25 trường hợp chết não hiến tạng trong 9 tháng đầu năm 2024, có 2 ca ở từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), 23 ca còn lại ở 10 tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương... Còn 52 tỉnh, thành chưa có tên trong danh sách có người chết não hiến tạng suốt 3 quý đầu năm 2024.

Các thầy thuốc dành phút mặc niệm tri ân người chết não hiến tạng tại Nghệ An. Ảnh: BVCC
Các thầy thuốc dành phút mặc niệm tri ân người chết não hiến tạng tại Nghệ An. Ảnh: BVCC

Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên thành công vào năm 1992, đó là ca ghép thận từ người cho sống. Đến nay, Việt Nam đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép tạng, trong đó có hơn 7.000 ca ghép thận, 500 ca ghép gan.

Ca ghép tạng từ người cho chết não đầu tiên là vào tháng 5/2010. Tính đến tháng 10/2022, chúng ta chỉ có hơn 130 ca ghép tạng từ người cho chết não.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, cho biết tỷ lệ người chết não hiến tạng của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, đứng thứ 3 từ dưới lên.

Theo bà Tiến, một trong những khó khăn trong vận động hiến tạng xuất phát từ quan niệm chết phải toàn thây của nhiều người Việt. Nhiều người vẫn chưa nhận thức được hiến tạng là văn hóa, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng. Bên cạnh đó, nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế cho ghép tạng tại Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 40% tổng chi phí.

Việt Nam hiện có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 cơ sở ghép thận, 8 cơ sở ghép gan, 5 cơ sở ghép tim, 4 cơ sở ghép phổi... Thầy thuốc Việt Nam cũng làm chủ nhiều kỹ thuật khó như ghép tuỵ, ghép đa tạng... Dù số ca chết não hiến tạng tăng lên nhưng tình trạng thiếu tạng ở Việt Nam đang ở mức rất trầm trọng. Ước tính, mỗi ngày có 36 người Việt qua đời vì không có tạng để ghép.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

fb yt zl tw