Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý".

Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

ct1.jpg
Phiên tòa xét xử vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm” xảy ra vào ngày 11/6/2023 tại tỉnh Đắk Lắk.

Thành lập năm 2011, Tổ chức khủng bố "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" (tên tiếng Anh là "Montagnard Support Group, Inc."-MSGI) do Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức "Quỹ người Thượng-MFI" ở Mỹ) cầm đầu. Hoạt động theo phương thức bạo động, "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện, đào tạo phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân. Mục tiêu mà nhóm hướng đến là đòi ly khai, tự trị, thành lập "Nhà nước Ðêga" ở Tây Nguyên. Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, sau khi thành lập tổ chức, thông qua mạng xã hội Facebook, Y Mut Mlô (sinh năm 1960 tại Ðắk Lắk) đã tuyên truyền, lôi kéo H’Wuêñ Êban tham gia nhóm và giao nhiệm vụ cho Êban làm chỉ huy, lập nhóm vũ trang có tên "Khan Ðêga" ("Lính Ðêga"). Các đối tượng xúc tiến nhanh việc xây dựng, phát triển lực lượng, tìm địa điểm đặt căn cứ ở Ðắk Lắk, chuẩn bị vũ khí, tìm kiếm, tuyển mộ thành viên; liên hệ, gặp gỡ những người do Y Mut Mlô chấm chọn để lôi kéo tham gia tổ chức. Mặt khác, chúng tăng cường vận động các thành viên đóng góp tiền mua sắm vũ khí, tập luyện võ thuật nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tấn công khủng bố. Tháng 4/2023, sau một thời gian chuẩn bị, "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" đã họp và thống nhất để nhóm "Lính Ðêga" tấn công vào trụ sở cơ quan nhà nước, giết hại cán bộ và người dân nhằm gây ra tình trạng bất ổn trên địa bàn; đồng thời cử Y Sôl Niê từ Mỹ xâm nhập về Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Rạng sáng 11/6/2023, các đối tượng chia thành hai nhóm mang theo nhiều vũ khí tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Ðắk Lắk), giết hại 4 cán bộ công an; 1 đồng chí bí thư đảng ủy xã, 1 đồng chí Chủ tịch UBND xã và 3 người dân; làm bị thương 2 cán bộ công an xã, bắt cóc 3 người dân làm con tin; đốt, phá tài sản của Ủy ban nhân dân xã và người dân, gây thiệt hại hơn 2,5 tỷ đồng. Ngay trong tháng 6/2023, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng; ra quyết định truy nã 5 đối tượng là thành viên của tổ chức "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" và tội "Khủng bố" (theo Ðiều 113, Ðiều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên phạt các bị cáo từ 9 năm tù giam đến chung thân.

Thành lập sau "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" 8 năm, tổ chức "Người Thượng vì công lý" (tên tiếng Anh là "Montagnard Stand for Justice- MSFJ") do các đối tượng Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok, Y Pher Hdrue, Y Aron Êban, H’ Sarina Krong, H’ Tlun Bdap, Y Ruing Knul, H Mla Hdruẽ thành lập tháng 7/2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4/2023. Tổ chức này khiến nhiều người vô cùng lo ngại bởi các đối tượng cầm đầu đều còn trẻ và manh động: Như Y Quynh Bdap sinh năm 1992; Y Phik Hdok sinh năm 1993, H’ Biăp Krông sinh năm 1987, Y Aron Êban sinh năm 1985. Chọn phương thức bạo động, ngay khi vừa ra mắt, "Người Thượng vì công lý" đã lập tức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, phân công nhiệm vụ, huấn luyện phương thức hoạt động; tài trợ tiền, chỉ đạo mua sắm vũ khí, phương tiện, tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm thành lập "Nhà nước riêng" ở Tây Nguyên. Tháng 8/2023, cơ quan chức năng Việt Nam đã ra quyết định khởi tố, truy nã Y Quynh Bdap - thành viên của tổ chức khủng bố "Người Thượng vì công lý" về tội "Khủng bố" theo Ðiều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã xét xử vụ án "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm" xảy ra tại huyện Cư Kuin ngày 11/6/2023 và tuyên phạt Y Quynh Bdap 10 năm tù giam. Tại phiên tòa, các bị cáo đều công khai thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng với hành vi phạm tội của bản thân, đồng thời bày tỏ sự ăn năn, hối hận, có lời xin lỗi các bị hại, mong được Tòa khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Từ những bằng chứng không thể chối cãi, thông báo của Bộ Công an khẳng định: "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý" là tổ chức khủng bố, do đó người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của "Nhóm Hỗ trợ người Thượng", "Người Thượng vì công lý"; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện; hoạt động theo chỉ đạo của các tổ chức này là phạm tội "khủng bố", "tài trợ khủng bố" và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thông báo của Bộ Công an phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, nhất là người dân ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (thuộc huyện Cư Kuin, Ðắk Lắk), nơi diễn ra vụ thảm sát rạng sáng 11/6. Hơn ai hết bà con nơi đây cảm nhận sâu sắc về những hệ lụy đau xót, tang thương do các tổ chức khủng bố này gây ra đối với đồng bào mình.

Tuy nhiên với bản chất cực đoan, phản động, các thế lực phản động, thù địch lập tức tung ra những luận điệu chỉ trích thông báo của Bộ Công an, lên án chính quyền, xuyên tạc bản chất sự việc, cho rằng đây chỉ là hai nhóm "bất đồng quan điểm" ở hải ngoại bị chính quyền Việt Nam "trả đũa", đồng thời tiếp tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo bằng những lập luận phi lý. Song song đó "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý" ra sức phủ nhận trách nhiệm của mình đối với vụ xả súng ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu tại Ðắk Lắk ngày 11/6, dựng chuyện cho rằng chính quyền Việt Nam đang tìm cách "cướp đất của người Thượng", "đàn áp người Thượng đấu tranh vì tự do". Cố tình phớt lờ những bằng chứng mà cơ quan điều tra thu thập được cũng như lời khai từ chính những đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi gây tội khai báo trước tòa, một đại diện của "Người Thượng vì công lý" vẫn ra sức thanh minh rằng tổ chức của mình chỉ là "tổ chức xã hội dân sự nhỏ bé đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa ở Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa và hoàn toàn không ủng hộ bạo lực". Người này biện hộ rằng hoạt động của tổ chức luôn "tôn trọng nhân quyền, tôn trọng luật quốc gia và luật pháp quốc tế và hoàn toàn không có việc thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên và không liên quan gì đến "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" như cáo buộc của nhà nước Việt Nam". Thậm chí một số đối tượng còn cố tình hướng lái vụ việc ngày 11/6 tại Ðắk Lắk là bởi "người dân cũng bất mãn với chế độ, tôn giáo, văn hóa và cũng có các trường hợp người Kinh hoặc chế độ kỳ thị sắc tộc coi thường người bản địa". Một thành viên đồng sáng lập tổ chức "Người Thượng vì công lý" bịa đặt rằng: "Lý do chính quyền ghét MSFJ là vì đã viết nhiều bản báo cáo vi phạm cho quốc tế, nên họ ghét, họ muốn triệt tiêu thành viên nhóm nên đã gán ghép và muốn thực hiện những hành vi vi phạm nhân quyền của họ".

Ngang nhiên hơn, Y Duen Bdăp - đối tượng được Bộ Công an xác định là một trong những thành viên cầm đầu của tổ chức khủng bố "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" còn trắng trợn tuyên bố: "Tổ chức của chúng tôi là tổ chức phi bạo lực. Chính phủ Việt Nam là tổ chức khủng bố, chúng cướp đất của chúng tôi và sát hại người của chúng tôi". Ðồng thời Y Duen Bdăp ngoan cố khẳng định: "Tôi đấu tranh cho nhân quyền và quyền của chúng tôi được sống trên đất đai nơi mình sinh ra. Chúng tôi đã sống ở đây hàng nghìn năm trước cả Chúa Jesus, trước khi người Kinh tới". Cũng với lập luận tương tự Y Quynh Bdap - thành viên sáng lập "Người Thượng vì công lý" nói rằng mình bị "vu khống" và bị gán tội "khủng bố", và rằng nhóm của mình hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam một cách ôn hòa. Song Y Quynh Bdap cũng chính là người chỉ đạo việc khai thác triệt để qua các trang mạng xã hội nhằm liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước thực hiện các vi phạm pháp luật, bất hợp tác với chính quyền, gây mất an ninh trật tự, chống phá chế độ. Khi bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh theo pháp luật thì tổ chức này lớn tiếng vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc. Vỗ ngực là đấu tranh cho người Thượng nhưng Y Quynh Bdap và tổ chức của y thường xuyên gây ra những bất ổn trong cộng đồng người Thượng, mặt khác dùng danh xưng "dân tộc bản địa" để vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích vụ lợi, chống phá Ðảng, Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc Bộ Công an định danh "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý" là tổ chức khủng bố, đồng thời nêu rõ danh tính của các đối tượng cầm đầu, các phương thức, thủ đoạn chống phá của những tổ chức này là hết sức kịp thời. Chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm cần tiếp tục bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất ổn để có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Ðồng thời, từ những thông tin được cung cấp, người dân cần tỉnh táo nhận diện, đề cao cảnh giác, không để bị lôi kéo, dẫn dắt tham gia vào các hoạt động chống phá của những tổ chức này. Qua đây, chúng ta nhận thấy sự kiên quyết của Ðảng, Nhà nước ta đối với những tổ chức, cá nhân rắp tâm thực hiện các mưu đồ đen tối làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, chống phá chế độ, cản trở sự phát triển của đất nước: họ sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Sáng 5/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã có buổi đối thoại, nắm tâm tư và giải đáp khó khăn, vướng mắc của 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Trung đoàn 254.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị; sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Cùng với nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai: Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Trong những ngày qua, dù thời tiết không thuận lợi, nắng, mưa gió thất thường, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh vẫn hăng say hợp luyện nội dung “Duyệt đội ngũ”, chuẩn bị cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - quyết thắng”.

Những ngày đầu nhập ngũ

Những ngày đầu nhập ngũ

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, kết thúc thời gian huấn luyện dự khóa, hiện tại, các chiến sĩ mới nhập ngũ tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã cơ bản làm quen với môi trường, nền nếp, tác phong trong quân đội, sẵn sàng bước vào các nội dung huấn luyện với quyết tâm, tinh thần cao nhất.

fb yt zl tw