Khởi động dự án hơn 5 triệu USD cho trẻ em dân tộc thiểu số và khuyết tật ở VN

Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam được quỹ GPE và NIPPON viện trợ 100% với tổng kinh phí là 121 tỷ đồng, tương đương 5,15 triệu USD.

Dự án dành cho học sinh dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.
Dự án dành cho học sinh dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.

Sáng 21/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục (GPE), Quỹ Nippon (TNF) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SC) khởi động Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam.

Được quỹ GPE và NIPPON viện trợ 100% với tổng kinh phí là 121 tỷ đồng (tương đương 5,15 triệu USD), dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12/2026, gồm 3 cấu phần: Đảm bảo trẻ em dân tộc thiểu số lứa tuổi mầm non được tiếp cận tăng cường Tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; tăng cường sử dụng tiếng mẹ đẻ và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong trường tiểu học; tăng cường giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật và trẻ em dân tộc thiểu số.

Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án gồm ba nhóm.

Thứ nhất là trẻ em mầm non của 6 dân tộc Mông, Ê đê, Khmer, J'rai, Bahnar, Thái. Các em sẽ được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia tốt các hoạt động tại trường mầm non và sẵn sàng vào lớp 1.

Thứ hai là học sinh tiểu học của 8 dân tộc Bahnar, Chăm, Êđê, Khmer, J'rai, Mnông, Mông, Thái. Các em sẽ được tăng cơ hội học và sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếp cận với các tài liệu về văn hóa của dân tộc mình.

Thứ ba là trẻ em khuyết tật được hỗ trợ về giáo dục hòa nhập, các kỹ năng đặc thù để từng bước hòa nhập và học tập có hiệu quả hơn.

Học sinh mầm non dân tộc thiểu số sẽ được tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt.
Học sinh mầm non dân tộc thiểu số sẽ được tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi bày tỏ lòng cảm ơn tới các đối tác đồng thời khẳng định đây là sự kiện rất có ý nghĩa với giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, Việt Nam là đất nước đang phát triển, đang trong quá trình thay đổi. Thời gian qua, giáo dục Việt Nam đã có bước phát triển, giáo dục từ mầm non đến đại học có sự thay đổi cơ bản, qua đó đảm bảo nhu cầu học tập, quyền được học tập của trẻ em, học sinh.

Bên cạnh sự thay đổi và nỗ lực, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy đã có những thay đổi về chính sách, về y tế nhưng trẻ em khuyết tật vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ và đang rất cần sự quan tâm, chung sức của gia đình, nhà trường, xã hội.

“Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng khi Tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục, Quỹ Nippon và Tổ chức Cứu trợ trẻ em đã hướng tới những đối tượng hỗ trợ mà Việt Nam đang rất cần là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật. Đó không chỉ là hướng tới phổ cập giáo dục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục mà còn là hướng đến sự nhân văn cao cả của giáo dục,” Thứ trưởng nói.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết triển khai hiệu quả nguồn quỹ. Trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục đồng hành, cùng trao đổi thông tin, nếu có khó khăn, vướng mắc sẽ cùng tháo gỡ để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Đại diện Tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục (GPE), ông Charles North, Phó Tổng Giám đốc cho biết, GPE khẳng định dự án sẽ đưa giáo dục hoà nhập tại Việt Nam tiến xa hơn nữa.

“Với mối quan hệ tốt đẹp đã đang xây dựng, chúng ta vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ nhiều hơn các trẻ em, để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau,” ông Charles North nói.

Trong khi đó, đại diện Quỹ Nippon Foundation, ông Yohei Sasakawa - Chủ tịch quỹ cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để dự án này sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Đại diện Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng Đại diện Văn phòng tại Việt Nam cũng chia sẻ cam kết đồng hành chung tay thúc đẩy giáo dục Việt Nam và vì tương lai tốt đẹp cho mọi trẻ em.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw