Khai giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K71.B106

Sáng 6/9, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I tổ chức Lễ khai giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K71.B106, khóa học 2024 - 2026.

IMG_1941.JPG
Quang cảnh lễ khai giảng.

Tới dự có đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh cùng 50 học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K71.B106, khóa học 2024 - 2026.

IMG_1946.JPG
ct1.jpg
Đại biểu dự lễ khai giảng.

Về phía Học viện Chính trị khu vực I có PGS.TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I; đại diện một số phòng, ban chuyên môn của học viện.

Phát biểu tại lễ khai giảng, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Nhiều năm qua, Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia đã quan tâm, đào tạo cho tỉnh Lào Cai hàng nghìn cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Phần lớn đồng chí được đào tạo, bồi dưỡng khi tốt nghiệp ra trường đã phát huy được năng lực bản thân, vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào thực tiễn công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, đóng góp tích cực vào thắng lợi chung của tỉnh.

PBT.jpg
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại lễ khai giảng.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị Học viện Chính trị khu vực I tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học, ưu tiên bố trí giảng viên, cán bộ quản lý lớp học, hỗ trợ tỉnh khi học viên đi nghiên cứu, học tập tại học viện để các khóa học không tập trung tại tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trường Chính trị phối hợp chặt chẽ với Học viện, Ban Tổ chức lớp học, Ban cán sự lớp trong quá trình tổ chức, quản lý lớp học; có kế hoạch cụ thể cho từng kỳ học, khóa học, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho công tác dạy và học đạt kết quả cao. Đồng thời, thường xuyên báo cáo tình hình lớp học với tỉnh qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy, quản lý học viên chặt chẽ bảo đảm tính nghiêm túc và chất lượng học tập.

Các học viên quán triệt sâu sắc yêu cầu, mục đích, phương pháp học tập, nhiệm vụ, trách nhiệm của học viên học tập lý luận chính trị; nhanh chóng thích ứng với phương thức vừa học vừa làm, bố trí thời gian khoa học để giải quyết công việc cơ quan hiệu quả, đảm bảo và chấp hành nghiêm túc thời gian tham gia học tập theo quy định của trường; trong quá trình học tập xác định rõ động cơ học tập đúng đắn, xây dựng cho mình kế hoạch và phương pháp học tập khoa học, đồng thời chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế học tập, rèn luyện của nhà trường.

IMG_1970.JPG
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và PGS.TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu và học viên.

Lớp cao lý luận chính trị hệ không tập trung K71.B106, khóa học 2024 - 2026 có 50 học viên là cán bộ đang đảm nhận chức danh lãnh đạo, quản lý, quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Khóa học được tổ chức nhằm trang bị cho các học viên kiến thức cơ bản và cần thiết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể và một số nội dung về khoa học hành chính; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng lãnh đạo, quản lý vào thực tiễn công tác, qua đó nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw