Khắc phục tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt khu vực nông thôn

Theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có 65% người dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn vào năm 2030 và 100% người dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn vào năm 2045.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuy nhiên, nguồn nước nội sinh (sẵn có) hiện chỉ chiếm chưa đến 40%. Mặt khác, lượng mưa phân bố không đồng đều, nhiều khu vực lượng mưa hằng năm rất ít, khiến tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sinh hoạt khu vực nông thôn ở nhiều nơi ngày càng gay gắt...

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trong cả nước, lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt ở một số nơi, nhiều tháng chưa có mưa. Nắng nóng kéo dài khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở nhiều vùng nông thôn.

Tại 4 huyện vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) suốt mấy tháng qua hầu như không có mưa. Đến nay, các nguồn nước, hồ chứa nước sinh hoạt đều cạn kiệt khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

t8-2-190.jpg
Các hồ treo chứa nước trên Cao nguyên đá Đồng Văn đều cạn kiệt do khô hạn kéo dài.

Anh Giàng Mí Sính, xã Thài Phìn Tủng cho biết: “Gần 2 tháng nay, khi hồ chứa nước ở trung tâm xã không còn, người dân trong thôn phải đi hơn chục cây số đến khe nước tự nhiên lấy nước. Đi từ sớm xếp hàng, mỗi người cũng chỉ hứng được một can nước rồi nhường cho hộ khác. Mỗi ngày, cả gia đình chỉ có 20 lít nước sinh hoạt”.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên các huyện vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn diễn ra nhiều năm nay. Vùng đất này có đến ¾ diện tích tự nhiên là núi đá tai mèo, rừng ít nên khả năng tích nước trong tự nhiên kém; địa hình có độ cao lớn nên việc khai thác nguồn nước ngầm, từ sông, suối cũng rất khó khăn.

Do đó, nguồn nước sinh hoạt của hầu hết người dân, đặc biệt là ở hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc phụ thuộc vào nước trời thông qua các bể chứa nước, hồ treo. Tỉnh Hà Giang triển khai các chương trình, dự án cấp nước sinh hoạt cho nhân dân bằng hình thức đầu tư hỗ trợ người dân xây dựng bể chứa nước quy mô hộ gia đình; đồng thời xây các hồ treo có dung tích trữ nước từ 3 nghìn đến 10 nghìn mét khối tại các khu vực có điều kiện.

Theo thống kê, tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn có 121 hồ treo phục vụ nước cho cộng đồng và hàng chục nghìn bể chứa nước của các hộ gia đình.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang Giáp Mai Thùy cho biết, năm 2011, tỉnh Hà Giang đã lập đề án xây dựng hồ treo chứa nước để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Mục tiêu của đề án là xây dựng gần 400 hồ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ xây được 121 hồ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu trong mùa khô, nhất là năm nay hạn hán kéo dài thì tình trạng thiếu nước sinh hoạt lại thêm nghiêm trọng.

Ngoài việc xây dựng hồ treo, tỉnh Hà Giang cũng tìm kiếm nhiều giải pháp cấp nước. Đã khoan thăm dò tại huyện Mèo Vạc, phát hiện nguồn nước ngầm ở thị trấn Mèo Vạc, xã Pả Vi có 5/7 lỗ khoan có nước với tổng lưu lượng thực bơm khoảng hơn 1.100m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí đầu tư, công tác quản lý chưa tốt nên đến nay các công trình không phát huy hiệu quả.

Tại huyện Đồng Văn, năm 2019 đã khánh thành công trình bơm nước không điện thuộc dự án KaWaTech (tại thôn Séo Hồ, xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn) do Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Quản lý nước và lưu vực sông - Quản lý tài nguyên nước và kỹ thuật môi trường (Cộng hòa Liên bang Đức) thực hiện. Công trình cấp 1.600m3 nước/ngày đêm được bơm lên đỉnh núi Ma Ú, ở độ chênh cao 600m đã cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực thị trấn Đồng Văn và các khu vực phụ cận.

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, điều kiện kỹ thuật nên các mô hình cấp nước như trên hiện nay chưa được nhân rộng. Ông Giáp Mai Thùy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho rằng, việc tận dụng các nguồn nước mặt vẫn là giải pháp hữu hiệu, lâu dài. Do đó, các địa phương triển khai các dự án hỗ trợ người dân xây bể chứa, bồn chứa nước hộ gia đình.

Từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh triển khai 14 hồ treo có dung tích từ 3 nghìn đến 5 nghìn mét khối. Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi khảo sát, đề xuất phương án xây dựng bể chứa công suất từ 300 nghìn khối trở lên. Qua khảo sát, có thể xây dựng 3 hồ chứa lớn tại các huyện vùng cao.

Ở các địa bàn bằng phẳng hơn thì giải pháp hàng đầu trong cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn là xây dựng và mở rộng hệ thống cấp nước thông qua đồng hồ đến từng hộ dân.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền cho biết, trước đây chưa có hệ thống nước sạch, hằng ngày đồng bào Raglai, Chăm ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Phước, Thuận Nam phải sử dụng nước từ sông, suối, kênh, mương để sinh hoạt.

Xác định cấp nước sạch an toàn và vệ sinh nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, Ninh Thuận đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn Trung ương và địa phương; vốn tài trợ, vốn vay để nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước nông thôn công suất từ 3.000-8.000m3/ngày đêm. Các công trình này được xây kế cận các công trình thủy lợi hoặc sông, hồ lớn nhằm bảo đảm nguồn nước thô ổn định trong mùa khô hạn.

Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến hết năm 2022, nước ta có khoảng 92,5% người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, khoảng 54% sử dụng nước đạt quy chuẩn Việt Nam. Cả nước đã đầu tư xây dựng khoảng 18.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung, cấp nước cho khoảng 33 triệu người (52% số dân nông thôn). Khoảng 30 triệu người dân sử dụng nước sinh hoạt từ công trình cấp nước hộ gia đình (48% dân số nông thôn) với loại hình đa dạng: Giếng khoan (55%); giếng đào (30%); lu, bể chứa nước mưa (8%); thu, trữ và xử lý nước mặt (7%).

Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

fb yt zl tw