Khả năng xảy ra 'siêu động đất' ở Nhật Bản lên tới 82%

Khả năng xảy ra "siêu động đất" ở Nhật Bản trong 30 năm tới đã tăng nhẹ từ 75% - 82%.

Khả năng xảy ra 'siêu động đất' ở Nhật Bản lên tới 82% ảnh 1

Một trận “siêu động đất” có độ lớn từ 8 đến 9 độ có khả năng dẫn đến sự tàn phá lớn, gây ra sóng thần, khiến hàng trăm nghìn người tử vong và thiệt hại có thể lên tới hàng tỷ USD - các chuyên gia cho biết.

Ủy ban Nghiên cứu động đất của Nhật Bản cho biết họ đã tăng ước tính về khả năng xảy ra “siêu động đất” lên từ 75% đến 82% phần, so với mức từ 74% đến 81% trước đó.

Các mảng này bị kẹt khi di chuyển, tích trữ một lượng lớn năng lượng được giải phóng khi chúng thoát ra, có khả năng gây ra động đất lớn.

Trong 1.400 năm qua, các trận động đất lớn ở rãnh Nankai đã xảy ra cứ sau 100 đến 200 năm. Trận "siêu động đất" gần đây nhất được ghi nhận xảy ra vào năm 1946.

"Đã 79 năm trôi qua kể từ trận "siêu động đất" cuối cùng và khả năng xảy ra một trận động đất lớn khác đang tăng lên hàng năm với tốc độ khoảng 1%" - một viên chức của Ban Thư ký Ủy ban Nghiên cứu động đất nói.

Theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản vào năm 2012, các đảo nhỏ hơn ngoài khơi bờ biển chính có thể bị nhấn chìm bởi một cơn sóng thần cao hơn 30 mét. Các khu vực đông dân cư trên các đảo chính Honshu và Shikoku của Nhật Bản có thể bị sóng lớn tấn công chỉ trong vài phút.

Tháng 8/2024, Hiệp hội Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ban hành khuyến cáo về động đất lớn đầu tiên sau trận động đất và sóng thần Tohoku tàn khốc vào năm 2011. JMA cho biết khả năng xảy ra một trận động đất lớn mới dọc theo rãnh Nankai cao hơn bình thường, sau một trận động đất có độ lớn 7,1 khiến 15 người bị thương.

Cảnh báo đã được dỡ bỏ một lần nữa sau một tuần, nhưng đã gây ra tình trạng thiếu gạo và những mặt hàng chủ lực khác khi người dân tích trữ thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu.

Năm 1707, tất cả các đoạn của rãnh Nankai đều vỡ cùng một lúc, gây ra một trận "siêu động đất". Đây được coi là trận động đất mạnh thứ 2 trong lịch sử quốc gia này. Trận động đất đó cũng đã gây ra vụ phun trào cuối cùng của núi Phú Sĩ. Trước đó là hai trận động đất rãnh Nankai mạnh vào năm 1854, và sau đó là hai vụ vào năm 1944 và 1946.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw