Kết hợp quân - dân y khám, chữa bệnh tại xã Nậm Chảy

LCĐT - Thời gian qua, Phòng khám quân - dân y kết hợp tại xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương) chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Kết hợp quân - dân y khám, chữa bệnh tại xã Nậm Chảy ảnh 1
Các bác sỹ quân y chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Chị Thào Thị May, thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy cho biết: Trước đây, khi mắc các bệnh ngoài da, tiêu hóa, sốt rét… bà con có thói quen mời thầy cúng về chữa. Nhờ được tuyên truyền, vận động, chúng tôi đã đến Phòng khám quân - dân y kết hợp để khám, chữa bệnh. Chúng tôi được khám sức khỏe, tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị các loại bệnh thông thường, sơ cứu, cấp cứu ban đầu khi gặp tai nạn lao động.

Thiếu tá Lê Xuân Giang, quân y Phòng khám quân - dân y kết hợp xã Nậm Chảy chia sẻ: Nhờ kiên trì nắm, hiểu rõ phong tục, tập quán và nhu cầu của đồng bào; không ngừng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, phát hiện, chẩn đoán, điều trị đúng bệnh, các bác sỹ quân y đã tạo được niềm tin với đồng bào. Trong hoạt động, các y, bác sỹ quân y đã tư vấn, tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe người dân. Ngoài tổ chức khám bệnh tập trung tại trạm y tế, các y, bác sỹ quân y còn đến tận nhà khám bệnh, phát thuốc cho người già yếu, tật nguyền, đi lại khó khăn.

Nậm Chảy là xã vùng biên giới, có diện tích rộng, địa hình cách trở, đồng bào dân tộc thiểu số sống thưa thớt, việc khám, chữa bệnh cho người dân còn nhiều khó khăn, hạn chế. Năm 2005, Phòng khám quân - dân y kết hợp đi vào hoạt động, trung bình mỗi năm, khám, điều trị và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 230 lượt người dân trên địa bàn; phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức các buổi tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, các y, bác sỹ quân y đã phối hợp với cán bộ trạm y tế và chính quyền địa phương xử lý và đưa đi cách ly 200 trường hợp nhập cảnh trái phép.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Chảy cho biết: Cùng với chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị, mô hình quân - dân y kết hợp của Đồn Biên phòng Nậm Chảy đã góp phần quan trọng cùng với Trạm Y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Trung tá Trần Mạnh Tài, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nậm Chảy cho biết: Ngoài công tác khám, chữa bệnh, các y, bác sỹ quân y còn tham gia triển khai các chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản…). Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Phòng khám quân - dân y kết hợp trở thành một trong những kênh tuyên truyền hiệu quả, cung cấp cho đồng bào kiến thức nhận biết triệu chứng bệnh, rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, vệ sinh nơi sinh sống... Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân lực cũng như trang - thiết bị, nhưng cán bộ quân y luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, phòng khám quân - dân y kết hợp trở thành địa chỉ tin cậy của người dân vùng biên giới Nậm Chảy.                                   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw