Indonesia tăng thuế nhập khẩu với dệt may, giày dép để bảo vệ hàng trong nước

Indonesia sẽ áp dụng thuế từ 100% đến 200% đối với hàng nhập khẩu từ giày dép đến gốm sứ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đang khiến nhiều ngành công nghiệp tại Indonesia lao đao, đặc biệt là ngành dệt may với hàng trăm nghìn công nhân phải nghỉ việc.

Bộ Thương mại Indonesia cho biết thuế sẽ sớm được áp dụng và có thể ảnh hưởng đến nhập khẩu giày dép, quần áo, dệt may, mỹ phẩm và gốm sứ. Ủy ban Bảo vệ Thương mại Indonesia đang điều tra để xác định mức thuế.

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã ban hành quy định vào cuối năm ngoái nhằm thắt chặt giám sát đối với hơn 3.000 mặt hàng nhập khẩu, từ nguyên liệu thực phẩm, đồ điện tử đến hóa chất. Tuy nhiên, quy định này đã được điều chỉnh sau khi ngành sản xuất trong nước cho rằng quy định đã cản trở dòng nguyên liệu nhập khẩu cần thiết cho ngành sản xuất trong nước.

Indonesia sẽ sớm áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc - Nguồn Tempo
Indonesia sẽ sớm áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc - Nguồn Tempo

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cũng thông báo nước này sẽ sớm áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc để giảm tác động của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ông giải thích rằng cuộc chiến thương mại đang gây ra tình trạng dư cung ở Trung Quốc, sản phẩm buộc phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như Indonesia. Mỹ có thể áp thuế 200% đối với đồ gốm hoặc quần áo nhập khẩu; do đó Indonesia cũng có thể làm điều đó để đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tồn tại và phát triển. Thuế quan đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất sẽ dao động từ 100% đến 200%. Chính sách này sẽ có hiệu lực sau khi quy định liên quan được ban hành.

Ngành dệt may của Indonesia đang đối mặt với nhiều khó khăn, một phần do hàng dệt may nhập khẩu Trung Quốc tràn ngập trong hai năm qua. Tính đến tháng 6 năm nay, 21 nhà máy dệt may đã đóng cửa và hàng trăm nghìn công nhân mất việc làm.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw