Indonesia cảnh báo có thể xảy ra siêu động đất

Trung tâm nghiên cứu thảm họa địa chất thuộc Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia (BRIN) Indonesia cảnh báo một trận động đất lớn có thể xảy ra ở Indonesia trong tương lai, mặc dù không thể dự đoán thời điểm cụ thể.

Trong những tuần qua thông tin về siêu động đất có thể xảy ra tại Indonesia xuất hiện nhiều trên các trang mạng truyền thông xã hội.

Nhà nghiên cứu Nuraini Rahma Hanifa thuộc Trung tâm nghiên cứu địa chất của Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia (BRIN)Indonesia cho biết, những tuyên bố về ngày chính xác của trận động đất là sai sự thật. Nó có thể xảy ra trong vòng 5 phút tới hoặc 100 năm nữa. Mặc dù không thể dự đoán chính xác thời điểm, nhưng một trận động đất lớn có thể xảy ra trong tương lai vì liên quan đến chu kỳ và những trận động đất như vậy đã ghi nhận ở Indonesia từ thời cổ đại.

Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi các mảng kiến tạo địa chất va chạm, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất, sóng thần. Ảnh minh họa: NY Times
Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi các mảng kiến tạo địa chất va chạm, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất, sóng thần. Ảnh minh họa: NY Times

Theo chuyên gia Hanifa, động đất càng lớn thì chu kỳ càng dài. Ví dụ, trận động đất lớn xảy ra ở Aceh năm 2004 có chu kỳ lên tới 600 năm. Tuy nhiên, chu kỳ này áp dụng cho một địa điểm cụ thể và mỗi địa điểm có chu kỳ động đất riêng. Các chuyên gia có thể tính toán được chuyển động của các mảng kiến tạo cùng với năng lượng của chúng, nhưng không biết khi nào nó sẽ được giải phóng bằng các trận động đất nhỏ hoặc động đất lớn như ở Aceh.

Đảo Java có khả năng dịch chuyển mảng kiến tạo trung bình 6cm mỗi năm, với chu kỳ động đất dự kiến xảy ra sau mỗi 400-600 năm. Năng lượng từ các mảng kiến tạo có thể được giải phóng dần dần hoặc không thường xuyên. Để giảm nguy cơ thảm họa và cứu nhiều sinh mạng hơn, bà Hanifa kêu gọi sự hợp tác của tất cả các bên.

Người đứng đầu Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia Daryono trước đó cũng đề cập đến hai vùng siêu động đất được gọi là Eo biển Sunda và các phân đoạn Mentawai-Siberut, nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Sumatra và Java.

Siêu động đất là vùng gặp nhau giữa các mảng kiến tạo của trái đất có khả năng gây ra động đất mạnh và sóng thần. Theo ông Daryono, việc phát sinh động đất ở hai phân đoạn này có thể được coi là 'chỉ là vấn đề thời gian' vì đã hàng trăm năm trôi qua kể từ khi một trận động đất lớn xảy ra.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cũng kêu gọi chính quyền địa phương nên chuẩn bị các biện pháp giảm thiệt hại, bao gồm cả quy hoạch không gian cho các tòa nhà chống động đất có thể đáp ứng nhu cầu của cộng đồng trong trường hợp xảy ra động đất mạnh. Theo đó, nên có những hạn chế đối với việc phát triển khu vực bờ biển; không được xây dựng bất kỳ tòa nhà nào. Nếu xây dựng một khách sạn, khách sạn đó phải sẵn sàng đối mặt một trận động đất mạnh.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw