Huyện Bảo Thắng: Cán bộ chủ chốt trực tiếp vào cuộc giải phóng mặt bằng

Tại huyện Bảo Thắng, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) hiện được coi là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó Thường trực Huyện ủy, UBND huyện bám sát tình hình và có những chỉ đạo chỉ đạo trực tiếp để giải quyết kịp thời các điểm nghẽn, những vướng mắc phát sinh. Với cấp cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất việc giao trách nhiệm cho người đứng đầu, cụ thể là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn về tiến độ GPMB các công trình, dự án trên địa bàn.

PL6.jpg
Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Thắng nắm tình hình GPMB tại cơ sở. (Ảnh: Văn Thanh)

Cuối giờ sáng một ngày hè oi bức tháng 7, cuộc hẹn làm việc của chúng tôi với đồng chí Dương Thị Tâm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phố Lu không diễn ra ở trụ sở làm việc như thường lệ mà tại tổ dân phố Phú Thành I - nơi đang có hoạt động giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng khẩn trương, sôi động.

PL9.JPG
Người dân xã Gia Phú nêu các kiến nghị về giải phóng mặt bằng.

Đường vào lõi khu dân cư Phú Thành I ngoắt ngoéo, nhiều lối rẽ, dọc 2 bên đường là hình ảnh ngổn ngang, nham nhở những ngôi nhà đang được phá dỡ, những vườn cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát được chặt hạ hoặc đào quanh gốc để chuyển đi nơi khác. Theo chân cán bộ địa chính thị trấn, tôi bước vào cổng một ngôi nhà mới xây rộng rãi, kiến trúc kiểu biệt thự 1 tầng khang trang, hiện đại, đó là ngôi nhà của ông Trần Văn Bình, 78 tuổi. Lúc này, chủ nhà đang đón tiếp tổ công tác của thị trấn tới thăm. Chính danh là tổ công tác nhưng thực tế là tranh thủ thời gian cuối giờ làm việc buổi sáng, Bí thư Đảng ủy Dương Thị Tâm, Chủ tịch UBND thị trấn Nguyễn Văn Chắc, cán bộ địa chính và có thêm Bí thư Chi bộ tổ dân phố Phú Thành I - Nguyễn Thị Kim Loan tới thăm một số hộ để nắm tình hình.

PL3.jpg
Các phát sinh trong GPMBđược lãnh đạo huyện tiếp nhận và giải quyết kịp thời. (Ảnh: Thế Hoàn)

Qua ít phút trò chuyện, chúng tôi được biết gia đình ông Bình hiện có 3 nhân khẩu, gồm vợ chồng ông và con trai tên Trần Văn Vượng, sắp bước sang tuổi 40 nhưng chưa lập gia đình riêng. Ngoài suất đất tái định cư của vợ chồng ông Bình, anh Toán cũng đủ điều kiện nhận 1 suất đất tái định cư, có điều anh phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định hiện hành. Giá đất ở tại địa điểm gia đình ông Bình đang sinh sống là 500 nghìn đồng/m2, nhưng mức giá tại điểm tái định cư từ 3 đến 5 triệu đồng (gấp 6 đến 10 lần), đó là điều gia đình ông Bình và những hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng tại tổ dân phố Phú Thịnh I băn khoăn nhất. Rồi những câu hỏi đặt ra như khi chuyển về nơi ở mới, đời sống mưu sinh, việc làm bị xáo trộn sẽ được hỗ trợ, giải quyết ra sao? Trong khi những tâm tư bó chặt người dân thì cán bộ đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, cán bộ tổ dân phố trực tiếp vào cuộc động viên, chia sẻ khiến các hộ thấy yên tâm hơn.

PL8.JPG
Công tác chỉ đạo GPMB được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Bí thư Chi bộ tổ dân phố Phú Thành I cho biết, tổ dân phố có 281 hộ thì 80 hộ bị ảnh hưởng bởi thực hiện Dự án Khu đô thị Phú Long. Ban đầu, nhiều hộ cũng đắn đo, thiếu đồng thuận, nhưng khi cấp ủy đảng, chính quyền cử cán bộ thường xuyên bám cơ sở, tích cực tuyên truyền, vận động thì đến nay, hầu hết các hộ đã chấp thuận việc thống kê tài sản, áp giá đền bù và bàn giao mặt bằng.

PL4.jpg
Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Thắng từ lâu đã có sáng kiến "Ngày thứ Bảy dành cho cơ sở", qua đó giải quyết trực tiếp nhiều việc liên quan đến GPMB. (Ảnh: Văn Thanh)

Ông Nguyễn Văn Chắc, Chủ tịch UBND thị trấn Phố Lu cho hay, nhiệm vụ của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở là không chỉ phối hợp với cơ quan chức năng của huyện thống kê, áp giá đền bù, vận động người dân giải phóng mặt bằng, mà còn có nhiệm vụ quan trọng không kém là bảo vệ hiện trạng vùng quy hoạch. Không làm tốt, để phát sinh các công trình xây dựng, kiến trúc mới trong vùng quy hoạch sẽ khiến công tác giải phóng mặt bằng khó khăn gấp bội. “Có lần nửa đêm, đích thân Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn phải xuống hiện trường để ngăn chặn, giải quyết quyết việc người dân xây dựng công trình trái phép trong khu quy hoạch. Còn trường hợp nào xây dựng vụng trộm thì chúng tôi còn mất ngủ”, Chủ tịch UBND thị trấn Phố Lu nói.

PL2.jpg
Tiến độ các công trình khó có thể đảm bảo nếu công tác GPMB của địa phương thiếu được quan tâm. (Ảnh: Thế Hoàn)

Sau thị trấn Phố Lu là xã Thái Niên, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn có 121 công trình đầu tư công, riêng 6 tháng đầu năm 2023 có 16 công trình đầu tư diện nâng cấp và thực hiện mới. Việc đầu tư các công trình liên quan đến 595 hộ, ngoài các hộ tự nguyện hiến đất, công trình kiến trúc, tài sản hoa màu thì các công trình như xây dựng tỉnh lộ, đường dây tải điện 220, 500KV phải thống kê, đền bù, bố trí đất tái định cư cho 256 hộ thuộc 7 thôn. Nổi bật là công trình đường giao thông từ xã Thái Niên đi xã Phong Niên có chiều dài 14 km qua xã Thái Niên đã ảnh hưởng tới 182 hộ với diện tích đất phải giải phóng mặt bằng lên tới 50 ha; đường kết nối từ cầu Làng Giàng với đường Vạn Hòa - Kim Sơn dài 1,4 km ảnh hưởng tới 52 hộ, diện tích đất bị thu hồi là 3,6 ha. “Dự án nào cũng có vướng mắc giải phóng mặt bằng, nếu cấp ủy đảng, chính quyền không trực tiếp vào cuộc, chỉ dựa vào cán bộ chuyên môn của xã thì tiến độ rất chậm, thậm chí là bế tắc”, đồng chí Lê Thị Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Thái Niên cho hay.

PL1.jpg
Cán bộ Đảng ủy, UBND thị trấn Phố Lu làm công tác vận động quần chúng GPMB.

Ông Lê Văn Học, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bảo Thắng, cơ quan được giao nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện, thông tin: Những năm gần đây, huyện Bảo Thắng triển khai nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hộ, trong đó nhiều hộ phải di chuyển nơi ở. Điển hình như năm 2022, huyện Bảo Thắng có 29 công trình (diện Trung tâm Phát triển quỹ đất phụ trách) triển khai, trong đó có 24 công trình chuyển tiếp từ năm trước, ảnh hưởng tới 998 hộ, tổng diện tích đất thu hồi là 125 ha. Ví dụ như công trình đường giao thông kết nối cầu Làng Giàng với Quốc lộ 70 dài 18 km, liên quan đến 300 hộ trên địa bàn xã Thái Niên và xã Phong Niên. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trung tâm tiếp tục được giao thu hồi, giải phóng mặt bằng 50 ha đất, ảnh hưởng đến 500 hộ, trong đó có Dự án Khu đô thị Phú Long với diện tích đất phải thu hồi là 39 ha, dự kiến khoảng 250 hộ phải di chuyển đến nơi ở mới.

PL7.jpg
Vướng mắc trong GPMBDự án giao thông tại xã Thái Niên đã được giải quyết kịp thời nhờ sự vào cuộc của cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã.

Ông Học cho biết, nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, nhất là người đứng đầu tích cực vào cuộc thì việc giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi và nhanh chóng, các điểm nghẽn, trường hợp vướng mắc cũng nhanh chóng được giải quyết.

Về chủ trương, đồng chí Nguyễn Hữu Thanh, Chánh Văn phòng Huyện ủy Bảo Thắng cho biết, Thường trực, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất ý chí rằng, lãnh đạo giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ công tác trọng tâm của năm 2023. Trong đó, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên bám sát tình hình và chỉ đạo trực tiếp các kế hoạch, kịp thời vào cuộc giải quyết điểm nghẽn, từng trường hợp vướng mắc cụ thể. Tương tự với cấp cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất việc giao trách nhiệm người đứng đầu, cụ thể là bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, thị trấn về tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trên địa bàn. “Với chuyên đề giải phóng mặt bằng, tuần nào Thường trực Huyện ủy cũng tổ chức họp, thậm chí là khi có yếu tố, vấn đề phát sinh là tổ chức họp ngay để bàn cách giải quyết”, Chánh Văn phòng Huyện ủy Bảo Thắng cho hay.

PL5.jpg
Bảo Thắng dẫn đầu trong phong trào mở rộng đường giao thông nông thôn, kết quả đó là nhờ công tác vận động GPMB đã được đề cao.

Sự vào cuộc trực tiếp, quyết liệt của lãnh đạo huyện Bảo Thắng và cán bộ chủ chốt ở cơ sở đối với công tác giải phóng mặt bằng đã giúp hoạt động đầu tư, xây dựng, nhất là các dự án lớn cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Điều đáng mừng là với khối lượng lớn nhưng tại huyện Bảo Thắng không có điểm “nóng”, hạn chế thấp nhất các trường hợp đơn, thư khiếu kiện và phải tổ chức cưỡng chế thi hành giải phóng mặt bằng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trấn du lịch Bắc Hà nhìn từ trên cao. (Ảnh: Văn phòng Huyện ủy Bắc Hà)

Bắc Hà tạo nền móng vững chắc cho một giai đoạn mới

Huyện Bắc Hà triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong điều kiện không mấy thuận lợi. Đó là tình hình biến động giá nguyên - nhiên liệu, vật tư đầu vào gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Về nội tại, xuất phát điểm nhiều lĩnh vực của huyện Bắc Hà rất thấp như hạ tầng, nguồn nhân lực, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (25/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (25/11)

Đêm nay và ngày mai (25/11), do chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu, thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời rét, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại, có nơi có sương mù.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai xuất cảnh tham dự Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ XI

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai xuất cảnh tham dự Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ XI

Chiều 24/11, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai (Việt Nam) do đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã xuất cảnh tham dự Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ XI.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

fbytzltw