Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hợp Thành ngát thơm hương cốm

Hợp Thành ngát thơm hương cốm

Vào mùa cốm, bà con người Tày ở xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) lại bận rộn hơn ngày thường: Họ làm cốm - món ăn truyền thống được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Theo người dân nơi đây, phong tục làm cốm có từ lâu đời, được truyền tiếp qua các thế hệ cho đến bây giờ.

Sớm thu, trời tang tảng sáng, trên những cánh đồng lúa tràn ngập sắc vàng, các bà, các chị thoăn thoắt ngắt từng bông lúa nếp. Tiếng nói cười tạo thành nét bình dị mà sống động của làng quê.

210.jpg

Được người trong thôn mách bảo, chúng tôi tìm đến nhà “nghệ nhân” Phạm Thị Bền tại thôn Cáng 1 để học cách làm cốm. Chị Bền được người dân gọi vui là “nghệ nhân” vì gia đình chị không chỉ lưu giữ nghề làm cốm từ nhiều đời nay, mà còn là một trong những hộ làm cốm đẹp, ngon và dẻo nhất thôn.

Theo chị Bền, muốn có được những mẻ cốm thơm ngon, nông dân phải chọn giống lúa nếp địa phương, được lưu giữ và nhân giống qua các vụ. Lúa nếp hái về phải được chế biến luôn, bởi nếu để hôm sau mới làm thì sẽ mất đi hương thơm và độ dẻo của cốm.

Người dân Sơn Hải lo lắng vì.jpg
IMG_7282.jpeg

Lúa dùng để làm cốm thì không được vò hoặc đập mà phải tuốt. Có thể tuốt từng bông bằng đũa tre hoặc bằng tay. Tuốt xong, có thóc rồi phải sàng sảy để loại bỏ những hạt kẹ, hạt lép. Sau đó, những hạt thóc chắc được đưa vào rang. Thóc rang làm cốm phải được rang bằng nồi gang dày, sâu lòng và đun bằng củi.

Khi thóc được rang chín tới, người làm cốm đổ ra một cái mẹt, để nguội, sau đó cho vào cối đá giã đều cho bong hết vỏ trấu bên ngoài. Lúc này, những hạt cốm xanh tươi lộ dần. Nhưng để cho cốm dẻo và xanh hơn, người ta tiếp tục cho lá lúa vào cối để giã cùng một lần nữa. Sau lần giã này, cốm tiếp tục được sàng lọc để bỏ cám, vụn lá, vụn rơm, vậy là xong một mẻ cốm.

Kết thúc quy trình, các bà, các chị sẽ gói cốm bằng lá chuối đã hơ qua lửa cho vào thúng để giữ mùi thơm.

212.jpg

Những năm gần đây, từ nhu cầu của thị trường, cốm là sản phẩm rất được ưa chuộng, bà con người Tày xã Hợp Thành đã tận dụng sự trợ giúp của máy móc cho một số công đoạn làm cốm, giúp tăng năng suất nhưng vẫn bảo tồn được phương thức làm cốm cổ truyền và sản phẩm vẫn giữ vẹn nguyên hương sắc.

Ông Trịnh Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: Để bảo tồn và phát triển nghề làm cốm, xã đã có nhiều chủ trương, kế hoạch như tổ chức các mùa lễ hội hoặc xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tính lâu bền.

Xã đang xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa, đồng thời nâng tầm các sản phẩm làm từ cốm thành thương hiệu mang tính chất bền vững, lâu dài của địa phương, động viên người dân hăng say lao động, sản xuất, tăng thu nhập.

Ông Trịnh Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành

Phong tục làm cốm của người Tày xã Hợp Thành mang nét đẹp văn hóa được đồng bào gìn giữ từ bao đời trở thành bản sắc ở nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Ngày 28/9, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón (gồm phân hữu cơ, phân lân) và hơn 800 gói thuốc trừ bệnh nấm rễ, phân bón lá cho 30 hộ dân thôn Báu, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) để khôi phục diện tích na bị ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

fbytzltw