Hơn 94.000 công trình được thực hiện trong Tháng Thanh niên 2024

Với chủ đề “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, Tháng Thanh niên năm 2024 đã được phát động trong toàn đoàn và tuổi trẻ cả nước; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tại các địa phương, đơn vị.

Tại hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2024, đại diện Trung ương Đoàn cho biết, trong Tháng Thanh niên, các cấp bộ Đoàn đã lựa chọn các hoạt động, công trình, phần việc, địa bàn sát với điều kiện thực tế, nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, tích cực tổ chức và tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ người dân và thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các địa bàn vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới và các hoạt động bảo vệ môi trường.

Phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, các cấp bộ Đoàn đã có nhiều mô hình đổi mới, thực tiễn, gần gũi với người dân, phù hợp với đặc thù của địa phương. Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình phiên “Chợ chai” chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa; mô hình tuyến đường (hẻm) “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – Văn minh –An toàn”; mô hình Bản tin thanh niên sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo; mô hình “Đưa địa chỉ đỏ về với trường học”; mô hình “Xe hiến máu lưu động”; mô hình “Đồng hành 24 giờ”; mô hình “Số hóa cây xanh”…

Đoàn Thanh niên xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) ra quân chiến dịch đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến chiến dịch dọn rác với 139 điểm cầu trên toàn quốc, tổng giá trị các hoạt động gần 1 tỷ đồng, thu hút hơn 15.000 lượt tình nguyện viên tham gia. Các cấp bộ Đoàn đã triển khai thực hiện 94.488 công trình thanh niên các cấp (gấp 9 lần so với so với số lượng đăng ký), với tổng nguồn lực các công trình đạt gần 441,5 tỷ đồng (vượt hơn 237 tỷ đồng); tổ chức các hoạt động đồng loạt được tổ chức gắn với các hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng chính quyền số được thanh thiếu nhi và nhân dân đón nhận.

Hoạt động trao tặng thư viện sách và thiết bị dạy học của Tỉnh đoàn Bắc Ninh.

Hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo được triển khai với 8.839 hoạt động, hỗ trợ cho 50,987 đoàn viên thanh niên khởi nghiệp sáng tạo với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Trong tháng, đã có 57.992 đoàn viên ưu tú được giới thiệu học các lớp cảm tình Đảng, 46.586 đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng, trong đó 10.877 đoàn viên ưu tú đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Tuổi trẻ tỉnh Bắc Giang ra quân hoạt động trồng cây dịp Tháng Thanh niên.

Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thanh thiếu nhi được tiếp tục được tổ chức hiệu quả. Trong tháng, các cấp bộ đoàn đã trao tặng học bổng cho 77.068 em thiếu nhi với tổng trị giá hơn 150 tỷ đồng (gấp 2,4 lần năm 2023).

Khánh thành công trình "Thắp sáng đường quê" tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh)

Tuổi trẻ Hải Phòng ra quân tuyên truyền về phòng chống rác thải nhựa.

Nhân dịp này, Trung ương Đoàn đã trao tặng Bằng khen thành tích xuất sắc trong triển khai Tháng Thanh niên năm 2024 cho 22 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc và khen thưởng 75 tập thể, 149 cá nhân tại các cơ sở Đoàn có thành tích xuất sắc trong triển khai Tháng Thanh niên năm 2024.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw