Hôm nay xét xử cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

Hai cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân sẽ được đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Thái Bình vào sáng 7/1.
Sáng nay 7/1, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân cùng 3 bị cáo khác. Trong đó, ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về tội "Cưỡng đoạt tài sản” và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại Khu đô thị Ecopark, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Cùng vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Vương (trú tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Bị cáo Phạm Minh Cường (có biệt danh "Cường quắt", có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị xét xử về tội "Cưỡng đoạt tài sản”. Bị cáo Nguyễn Văn Phương (trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Cáo trạng xác định, Công ty TNHH MTV Kinh doanh Khai thác Vật liệu Xây dựng Sao Đỏ (Công ty Sao Đỏ) được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác mỏ cát tại khu vực biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
Quá trình công ty này hoạt động khai thác cát, Cường "quắt" và Phương đã gây khó khăn, chặn lối vào bãi triều nhằm ép công ty Sao Đỏ trả tiền phí 1.500 đồng/m3 cát, tương đương 1,05 triệu mỗi tàu cát. Không có cách nào khác, công ty Sao Đỏ buộc phải chấp nhận.
Tháng 5-6/2021, Cường "quắt" và Phương nhiều lần tìm đến nhà riêng của ông Lưu Bình Nhưỡng để nhờ can thiệp với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình. Cường thậm chí khoe rằng, việc thu tiền bảo kê từ Công ty Sao Đỏ mỗi tháng mang lại 400-500 triệu đồng.
Ông Nhưỡng đồng ý giúp và sau đó tham gia mua 30 ha bãi triều lấn chiếm trái phép từ Cường với giá 900 triệu đồng, rồi lại giao cho Cường quản lý. Dù không có hoạt động khai thác thực tế, Cường vẫn chia tiền cưỡng đoạt được cho vợ chồng ông Nhưỡng để tạo quan hệ.
Khi bị băng nhóm "Dũng Chiến" cản trở làm ăn, Cường đã gọi điện, nhắn tin nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng tác động giúp. Ông Nhưỡng gọi điện cho một lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình, nhờ giúp xử lý nhóm "Dũng Chiến" và nói Cường là cháu, nhờ tạo điều kiện cho Cường. Ông Lưu Bình Nhưỡng ghi âm lại toàn bộ cuộc điện thoại này rồi gửi cho Cường. Cường lại gửi cho các đàn em để "khoe" và gây thanh thế. Sau đó, nhóm "Dũng Chiến" biết Cường có ông Nhưỡng giúp đỡ nên đã sợ, bỏ đi nơi khác làm ăn.
Từ tháng 10/2021 đến 4/2022, Cường và đồng phạm cưỡng đoạt thêm 1,3 tỷ đồng từ Công ty Sao Đỏ.
Theo cáo trạng, ngoài vụ việc nói trên, ông Nhưỡng còn liên quan đến một số vụ việc khác. Cụ thể, Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp vào tranh chấp đất đai của người quen, tặng ông Nhưỡng một bộ cánh cổng gỗ nhà thờ có giá 75 triệu đồng. Người quen của Cường là ông T. cũng hứa hẹn nếu ông Nhưỡng giúp cho thắng tranh chấp đất thì sẽ cắt ra một lô đất khoảng 100m2, trị giá 160 triệu đồng để "cảm ơn" ông Nhưỡng. 
Sau đó, ông Nhưỡng đã sử dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị đến TAND TP Hải Phòng, nhưng kết quả không như mong muốn.
Các vụ việc khác, cáo trạng xác định ngày 15/3/2021, ông Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội, can thiệp đến Chính phủ để công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của Bắc Ninh và được hưởng lợi 300.000 USD.
Ngày 18/7/2019 và 1/10/2019, bị can Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội, ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện một dự án 36ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) và nhằm mục đích hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này, có trị giá 1,9 tỷ đồng.
Từ tháng 7/2023 đến tháng 10/2023, bị can Nhưỡng (thời điểm ấy là Phó trưởng Ban Dân nguyện) đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và hưởng lợi 210 triệu đồng.
Đối với bị cáo Lê Thanh Vân, cáo trạng xác định, từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2023, bị cáo Vân là đại biểu Quốc hội Khoá XIV, Khoá XV, Uỷ viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội. Mặc dù không thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và không thuộc lĩnh vực phụ trách của Ủy viên thường trực Uỷ ban ngân sách Quốc hội, nhưng bị cáo Vân đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, trong các tháng 6, 7, 8 và 12/2020, bị cáo Vân đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỷ đồng ở xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) và hưởng lợi 1 nghìn m2 đất trị giá hơn 1,9 tỷ đồng ở dự án này.
Tháng 7/2023, bị cáo Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác Dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.
Đối với bị cáo Nguyễn Văn Vương, Viện kiểm sát xác định, Vương có hành vi trực tiếp gặp hai bị cáo Nhưỡng và Vân nhờ can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trường trực Chính phủ để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai dự án 36ha.
Sau khi nhận 3,3 tỷ đồng của Công ty Hạ Long, bị cáo Vương được hứa sẽ nhận 10% số đất của dự án 36ha (ương đương 15 nghìn m2) cho bị cáo Nhưỡng và bị cáo Vân mỗi người 1 lô đất ở xã Vân Nội, đồng thời hứa cho mỗi bị cáo 1 nghìn m2 đất tại dự án 36ha. Hành vi của bị cáo Vương khi tác động tới bị cáo Nhưỡng và bị cáo Vân nhằm mục đích hưởng lợi hơn 13 nghìn m2 đất.
Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc của bị cáo Nhưỡng, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu chứa nội dung bí mật Nhà nước. Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh nội dung nên không đề cập xử lý trong vụ án này.
Trong vụ án, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và bị cáo Lê Thanh Vân bị cáo buộc nhiều lần phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Ngay sau khi hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh, lực lượng Công an các xã, phường toàn tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, không để xảy ra khoảng trống trong công tác quản lý địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự.

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Công an phường Nam Cường và xã Trạm Tấu: Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Thực hiện kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, Công an phường Nam Cường và Công an xã Trạm Tấu (Lào Cai) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Ngày 11/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả, kém chất lượng, hoạt động với quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, có tính chất liên tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là xe máy điện, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự, đồng thời khởi tố 3 bị can có liên quan để phục vụ công tác điều tra.

fb yt zl tw