Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ sáu, hôm nay (27/10), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chương trình làm việc hôm nay, thứ sáu, ngày 27/10/2023:

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ;

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

* Hôm qua, thứ năm, ngày 26/10/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội ngày 26/10.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội ngày 26/10.

Buổi sáng

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung trên.

Nội dung 2: Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 28 lượt đại biểu phát biểu, tập trung về những nội dung sau: Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước; các hành vi bị nghiêm cấm; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Phát triển khoa học, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chức năng nguồn nước; bổ sung nhân tạo nước dưới đất; danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; dòng chảy tối thiểu;

Các nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu đập, hồ chứa; vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; quy hoạch, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; kê khai, đăng ký cấp phép, thời hạn của giấy phép về tài nguyên nước, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; các trường hợp phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước; tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước, tiêu chuẩn xả thải; hành lang bảo vệ nguồn nước; kế hoạch bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước mặt, chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác; quản lý, khai thác, sử dụng kênh đào;

Phục hồi các dòng sông đang bị ô nhiễm, cạn kiệt; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quy trình vận hành đập, hồ chứa, liên hồ chứa; ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều (Truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam)

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trong quá trình thảo luận, đã có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu, 9 đại biểu phát biểu tranh luận, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nội dung dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về những nội dung sau: Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở; quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ; bổ sung người làm công tác cơ yếu vào đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ; xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp;

Hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp; bố trí nhà ở phục vụ tái định cư; nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái định cư; nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư; đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp;

Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công; chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; chung cư mini;

Thời hạn sử dụng của nhà chung cư; hội nghị nhà chung cư; kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu; khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; các hành vi bị nghiêm cấm; giải thích từ ngữ.

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Đêm 6/9/2024, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 6/9/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Si Ma Cai chủ động di dời các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở trước nguy cơ bão số 3

Si Ma Cai chủ động di dời các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở trước nguy cơ bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, ngày 6/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Si Ma Cai đã thành lập 2 tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND huyện và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm Trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai tại 10 xã, thị trấn, đặc biệt là các điểm có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn.

Làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển

Làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 6/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 9 năm 2024 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Anh Nguyễn Hải Đăng được hiệp thương chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh khóa VI

Anh Nguyễn Hải Đăng được hiệp thương chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh khóa VI

Chiều 6/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên thứ nhất Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với khẩu hiệu: Thanh niên Lào Cai “đoàn kết - khát vọng - sáng tạo - phát triển”.

Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024

Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024

Sáng 6/9, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024. Đây là một trong những chương trình chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trước thềm Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 6/9, Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI do chị Giàng Thị Mai, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của tỉnh.

Lào Cai khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với siêu bão số 3

Lào Cai khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với siêu bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương triển khai nhiệm vụ, chủ động kiểm tra địa bàn được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo ngay khi có sự cố.

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

Trong những ngày hoạt động thực tế tại các xã Xuân Quang, thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), hàng trăm học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã “3 cùng” với bà con dân bản, có nhiều việc làm, hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về người chiến sĩ học viên an ninh nói riêng, lực lượng Công an nhân dân nói chung.

fbytzltw