Rà soát kỹ lưỡng các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại chung cư mini

Theo đại biểu Quốc hội, chung cư mini là loại hình nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, song hệ lụy của loại hình nhà ở này cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như cần có các quy định đáp ứng an toàn phòng cháy, chữa cháy nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.

Bổ sung, hoàn thiện quy định về loại hình nhà ở nhiều tầng

Chiều 26/10, góp ý vào dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau bày tỏ quan tâm đến quy định phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân, còn gọi là chung cư mini quy định tại điều 57 của dự thảo luật.

q1.jpg

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh nêu thực tế, chung cư mini là loại hình nhà ở rất phổ biến cho các hộ gia đình trẻ, sinh viên, người đi làm tại các thành phố lớn do diện tích vừa phải, giá bán phù hợp với túi tiền, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã đề xuất loại hình chung cư mini dưới tên nhà ở nhiều tầng, điều này có nghĩa một hộ gia đình cá nhân có thửa đất vài trăm mét vuông có thể xây dựng chung cư mini để bán mà không cần phải thành lập doanh nghiệp; không cần lập dự án đầu tư để thực hiện thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…

Hơn nữa, điều này cũng đặt ra vấn đề về báo cáo nghiên cứu khả thi thiết kế, cơ sở thẩm duyệt, phòng cháy, chữa cháy và nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy…

Đại biểu Thanh cho rằng, nếu đưa loại hình này vào dự thảo luật sẽ dẫn đến chung cư mini phát triển rầm rộ, không chỉ kéo theo vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy mà còn gây áp lực tại các đô thị lớn liên quan giải quyết hạ tầng kỹ thuật xã hội như trường học, y tế, hành chính, dịch vụ… cho các hộ gia đình sinh sống tại chung cư mini.

Do đó, đại biểu tỉnh Cà Mau nêu kiến nghị, tuy là loại hình nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, chung cư mini cũng kéo theo nhiều hệ lụy nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhất là cần phải có các quy định đáp ứng an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm công tác quy hoạch và an toàn cho người dân.

q2.jpg

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Cũng liên quan nội dung trên, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) bày tỏ ủng hộ việc bổ sung hoàn thiện các chính sách để phát triển loại hình nhà ở chung cư mini, vừa huy động được các nguồn lực xã hội, nhất là của người dân tham gia phát triển nhà ở, vừa tạo điều kiện để một bộ phận công nhân lao động, người nghèo, người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên khu vực đô thị có thêm cơ hội tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý và các điều kiện đơn giản, linh hoạt.

Tuy nhiên, cho rằng quy định tại Điều 57 chưa thật sự đầy đủ và khó khả thi, đại biểu cũng đề nghị sửa đổi bổ sung quy định tại điều này theo hướng: Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, cấp phép xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ…

Quá trình giao dịch, quản lý, sử dụng không phát sinh tranh chấp; đồng thời đơn giản hóa các điều kiện thủ tục hành chính để các cá nhân có quyền sử dụng đất và có tiềm lực tài chính có thể dễ dàng tham gia phát triển loại nhà ở này.

Trường hợp dự thảo luật chưa thể nghiên cứu bổ sung đầy đủ các quy định, đại biểu kiến nghị có thể đưa ra các quy định cơ bản mang tính nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành về phát triển loại hình ở này, nhất là vấn đề liên quan đến bán, cho thuê mua, cấp giấy chứng nhận quản lý sử dụng.

Điều chỉnh cách tiếp cận nhà ở xã hội rộng hơn

q3.jpg

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quan tâm đến nội dung liên quan nhà ở xã hội, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh cách tiếp cận nhà ở xã hội theo hướng rộng mở hơn, tức là nhà ở cho xã hội cho các nhóm đơn vị khác nhau, chứ không đơn thuần bó hẹp là nhà ở xã hội cho một số nhóm đối tượng chính sách.

Đại biểu cho biết, hiện dự thảo luật mới chỉ đang quy định cho 12 nhóm đối tượng chính sách và nhóm thu nhập thấp. Trong khi đó, xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới đang tiếp cận theo hướng nhà ở phục vụ cho phát triển xã hội, do vậy sẽ có rất nhiều phân khúc khác nhau. Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nên thiết kế nội dung này theo hướng mở.

Cũng bày tỏ đồng tình với việc mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, có nhiều người thu nhập thấp trong thực tế nhưng không thuộc diện được hỗ trợ.

q4.jpg

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Vì vậy, đại biểu kiến nghị cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là người có thu nhập thấp, bất kể họ là ai, không cần liệt kê 12 loại đối tượng như trong dự thảo luật.

Chung quan điểm, đại biểu Bế Minh Đức - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng cho rằng, cần cụ thể hóa tiêu chí người có thu nhập thấp được hưởng chính sách về nhà ở xã hội.

Theo đại biểu, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là mục tiêu, định hướng chính sách, cũng là tiêu chí quan trọng nhất trong việc xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở của Đảng và Nhà nước.

q5.jpg

Đại biểu Bế Minh Đức - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tuy nhiên, hiện nay việc xác định thế nào là người có thu nhập thấp chưa được quy định cụ thể. Do đó, đại biểu đề nghị cần cụ thể hóa tiêu chí người có thu nhập thấp đối với từng đối tượng cụ thể để bảo đảm chính xác, bao quát và công bằng đối với mọi đối tượng được hưởng chính sách và có quy định các hình thức hỗ trợ phù hợp...

Về hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 là được tặng, cho, hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình đầu tư công và nhà ở. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm đối tượng này có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng không được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Để góp phần giải quyết nhu cầu hỗ trợ ở khu vực nông thôn còn rất lớn hiện nay, vừa qua các địa phương đã triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, khó khăn.

Song phạm vi triển khai thực hiện hai chương trình này không bao phủ khắp cả nước mà chỉ thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí được phê duyệt còn hạn chế, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở lớn nên độ bao phủ của chương trình mục tiêu này đối với các đối tượng thụ hưởng của chương trình vẫn chưa được hết.

Do đó, đại biểu Bế Minh Đức đề nghị bổ sung nhóm đối tượng tại khoản 2, khoản 3 của Điều 76 được được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để bảo đảm tính khả thi của quy định.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Lào Cai tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Chiều 27/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị chủ trì tham luận.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

Sáng 27/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (Chương trình 1719), giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030.

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổ phó Tổ công tác 1557 (Tổ công tác theo Quyết định số 1557 ngày 17/5/2025 của UBND tỉnh) khi chủ trì cuộc họp của Tổ công tác 1557 về kết quả thực hiện Kế hoạch số 227 ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuộc họp diễn ra sáng 27/5.

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì điều này là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.

fb yt zl tw