Hồi ức Quảng Trị: Cuốn sách của hòa giải dân tộc

Trong cuốn sách nhỏ hơn 200 trang là một câu chuyện lớn về dân tộc, đất nước ở giai đoạn gian nan, bi tráng: cuộc kháng chiến chống Mỹ giành tự do và thống nhất đất nước.

Ông Đào Chí Thành (bìa trái) và ông Nguyễn Thanh Quang tại thành cổ Quảng Trị năm 2014.

Những hồi ức chân thực, sống động, đặc biệt là hồi ức về thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972, của hai người lính có cùng năm sinh nhưng ở hai đầu chiến tuyến được đặt trong cuốn sách giúp người đọc nhìn ra nhiều điều sâu xa về cuộc chiến, về lịch sử đất nước, về lòng thương yêu, đức bao dung của người Việt, từ đó giúp hàn gắn vết thương chiến tranh, hòa giải dân tộc.

Cuộc chiến nhìn từ hai phía

Sách Hồi ức Quảng Trị (NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật) do nhà thơ Nguyễn Thụy Kha sưu tầm và biên soạn, khắc họa 81 ngày đêm trận chiến thành cổ Quảng Trị qua những trang nhật ký, hồi ký chiến trường của anh lính giải phóng Quân đội nhân dân Việt Nam Đào Chí Thành và người lính thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thanh Quang.

Hai dòng nghĩ suy chân thực về cuộc chiến của hai người lính ở hai chiến tuyến đặt cạnh nhau giúp bạn đọc đối chiếu, cảm nhận về hoài bão, lý tưởng sống của mỗi người lính của hai phía.

Bạn đọc dễ dàng nhận thấy sự đối lập sâu sắc của mục đích, trách nhiệm và hành động cầm súng chiến đấu, nhận ra chính nghĩa và phi nghĩa; tự nguyện, cống hiến và bắt buộc, cam chịu; lý tưởng, yêu thương và vô cảm; khát vọng và vô vọng.

Nếu như phần nhật ký, hồi ký chiến trường của anh lính giải phóng Đào Chí Thành ghi chép đầy lý tưởng cách mạng của anh bộ đội Cụ Hồ đã được biết đến nhiều, thì những dòng hồi ký chiến trận của người lính Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thanh Quang khi đã thấu hiểu cuộc chiến là một câu chuyện hiếm.

Phần hồi ký của Nguyễn Thanh Quang cho thấy tác giả đã tự nguyện vén bức màn để bạn đọc bước vào nội tâm phức tạp cũng như số phận chìm nổi mấy chục năm của người lính thất trận, để thấy cái đích của hòa giải không dễ dàng nhưng viên mãn.

Cuốn sách còn vượt lên trên những ranh giới đối lập, để đưa người trong cuộc tới người đọc, cùng bước qua sự khác biệt, những lằn ranh, để trở về yêu thương bên nhau, đúng nghĩa đồng bào.

Hành trình cảm động của Hồi ức Quảng Trị

Bìa cuốn sách Hồi ức Quảng Trị.

Ông Nguyễn Thanh Quang có tên khai sinh là Phan Văn Lân, sinh năm 1953 (cùng năm sinh với Đào Chí Thành) tại Bình Thuận.

Ông gia nhập quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1970. Tại thành cổ Quảng Trị năm 1972, ông là toán trưởng khinh binh (trinh sát).

Ông Đào Chí Thành cũng tham gia trận giao tranh ác liệt này nhưng ở phía những người lính giải phóng bảo vệ thành cổ.

Ông Thành nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên khoa toán Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Cuối năm 1974, ông Thành được cử đi học Trường đại học Kỹ thuật quân sự.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Quang sau ngày thống nhất đất nước về lại Bình Thuận, ra trình diện, đi học tập cải tạo hai đợt (mỗi đợt vài ngày).

Đất nước sau chiến tranh vô cùng khó khăn, ông Quang càng vất vả, nhiều khi oan ức, cay đắng vì những định kiến thời gian đầu còn nặng nề.

Có những lúc hoàn cảnh sống khó khăn, bế tắc khiến ông tiêu cực, ông tìm cách liên lạc với Hội Cựu chiến binh quân lực Việt Nam ở Mỹ để tìm bạn cũ chia sẻ nỗi niềm.

Trong những lá thư này, người đọc thấy ông Quang rất tự hào về những tháng năm tuổi trẻ trận mạc, coi nó là "ngoạn mục", "hào hùng".

Ông còn nhiều lần gửi đơn lên Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM để xin được hưởng chương trình tái định cư nhân đạo HR của Chính phủ Mỹ nhưng đều không nhận được hồi âm.

Nhưng ông Quang đã khác sau những năm tháng tiếp tục sống trên đất nước mình, bên đồng bào mình, có thời gian suy nghĩ thêm về cuộc chiến.

Rồi các cuộc gặp gỡ với những người lính mà mình từng chĩa mũi súng, một ngày ông Quang hồi tâm. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ của ông Quang với ông Đào Chí Thành, lúc đó đã là tiến sĩ khoa học - viện trưởng Viện Công nghệ điện tử.

Ông Quang cho biết ông với ông Thành trò chuyện rất hợp nhau. "Chúng tôi đã tự thực hiện hòa hợp dân tộc bằng chính tình bạn của mình, quên đi quá khứ, hướng tới tương lai", ông Quang viết.

Nhờ tình bạn với ông Thành, ông Quang viết hồi ký về những tháng ngày ở chiến trường Quảng Trị năm 1972 mà hai ông cùng tham gia, "viết chân thật chỉ mong để thế hệ sau đọc và ngẫm nghĩ đúng đắn về thời chúng tôi".

Viết xong, ông Quang giao cả cho ông Thành "tùy bạn sử dụng". Kết quả là cuốn Hồi ức Quảng Trị vừa ra mắt bạn đọc.

Cuốn sách xứng đáng là nhân chứng, là biểu tượng cảm động về tinh thần yêu thương, bao dung bước qua hận thù để làm một cuộc hòa giải dân tộc rất cần thiết.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Việt Nam đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ Công ước tại Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là lần thứ 3 Việt Nam trúng cử vị trí này.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tối 20/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ((21/6/1925 - 21/6/2025) mang tên “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) mở ra không gian tri ân sâu sắc và đầy cảm xúc dành cho những người làm báo cách mạng qua các thời kỳ.

fb yt zl tw