Hội nghị sơ kết 5 năm thực Nghị quyết liên tịch số 403

Sáng 6/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Chủ trì tại điểm cầu trung ương có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

IMG_1051.jpg
Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu tại Lào Cai có đồng chí: Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai; lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Ban Chủ nhiệm các Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố Lào Cai; lãnh đạo Văn phòng, các Ban chuyên môn cơ quan MTTQ tỉnh.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam (viết tắt là NQLT số 403), công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

Kết quả, về giám sát bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Trong 5 năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tiến hành giám sát 60.463 cuộc trong đó MTTQ cấp tỉnh giám sát được 2.689 cuộc; Mặt trận Tổ quốc cấp huyện giám sát 11.638 cuộc và Mặt trận cấp xã giám sát 46.136 cuộc, trên nhiều lĩnh vực như: giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp; giám sát việc thực hiện chương trình phối hợp vận động và bảo đảm an toàn thực phẩm...

Về giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã thực hiện được 144.462 cuộc tập trung vào các nội dung như: giám sát chính quyền thực hiện công tác chăm lo người nghèo, gia đình chính sách; giám sát việc thu, chi các loại quỹ vận động, các nguồn thu trong Nhân dân, giám sát công tác cải cách hành chính, trật tự xây dựng...

Về tham gia giám sát với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, từ năm 2018 - 2022, Ủy ban MTTQ các cấp đã tham gia giám sát với các cơ quan có thẩm quyền được 159.492 cuộc (trong đó cấp tỉnh tham gia giám sát 5.521 cuộc; cấp huyện 29.428 cuộc; cấp xã 124.543 cuộc).

Trong 5 năm, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức được 14 hội nghị phản biện xã hội; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chủ trì tổ chức 23.869 hội nghị phản biện, trong đó cấp tỉnh tổ chức được 827 cuộc, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện đã tổ chức 3.488 hội nghị phản biện; cấp xã đã tổ chức 19.554 hội nghị phản biện…

z4492191723534_8fb9e9255e8c3ce10d98c42ae51b4b7f.jpgĐại biểu Lào Cai phát biểu tham luận tại hội nghị.

Tại tỉnh Lào Cai, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phòng ngừa sai phạm, bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Đồng thời, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận và thống nhất cao trong xã hội, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2016 đến năm 2020, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tổ chức được 195/377 cuộc giám sát; 30/35 hội nghị phản biện; 335/448 hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân…

Tại hội nghị, nhiều đại biểu tại Trung ương và các địa phương đã tham gia góp ý, thảo luận, kiến nghị về nhiều nội dung còn khó khăn, bất cập và hạn chế như kinh phí hoạt động của MTTQ cấp cơ sở còn rất hạn chế; lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát; chất lượng một số cuộc giám sát còn hạn chế; tham luận về những kinh nghiệm giải pháp bảo đảm nguồn lực để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội tại các địa phương; công tác phối hợp giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: Thông qua thực hiện NQLT số 403, công tác giám sát, phản biện xã hội ngày càng hiệu quả, đi vào nền nếp, giúp các cơ quan Nhà nước thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên tiếp tục tăng cường phối hợp với các tổ chức thành viên và cơ quan Nhà nước trong thực hiện NQLT số 403; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng để nâng cao hơn nữa vai trò công tác giám sát, phản biện xã hội; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị. Đặc biệt, tập trung giám sát, phản biện xã hội về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với các Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV của Đảng, cho ý kiến vào các dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.

Lại thêm những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân

Lại thêm những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân

Những ngày này, khi các địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai công tác khám sức khỏe (từ ngày 1/11 đến 31/12), gọi thanh niên nhập ngũ thì trên không gian mạng lại xuất hiện các thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc việc tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), đả kích môi trường quân ngũ.

Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.

Hơn 300 đại biểu được hướng dẫn đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2027

Bát Xát: Hơn 300 đại biểu được hướng dẫn đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2027

Ngày 2/11, Huyện ủy Bát Xát tổ chức Hội nghị hướng dẫn đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2027 và kiểm điểm phân xếp loại năm 2024. Dự khai mạc có các đồng chí Ban Thường vụ Huyện ủy và bí thư các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.

Phố Lu - Điểm nhấn trong trục động lực kinh tế tỉnh

Phố Lu - Điểm nhấn trong trục động lực kinh tế tỉnh

Ưu tiên hàng đầu trong Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng, trong đó thị trấn Phố Lu (mở rộng) được đánh giá có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tầm ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến các cực phát triển, vùng kinh tế trung tâm và vùng kinh tế phía Nam tỉnh Lào Cai.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân

Phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân

Làm việc với Đảng ủy, UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) chiều 29/10 về công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà xuống cấp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang chỉ đạo: "Để thoát khỏi danh sách 10 hộ nghèo nhất tỉnh, xã phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân; phải có mục tiêu rõ ràng, đã đề ra là phải phấn đấu hết sức, phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm".

Phát huy vai trò của đảng viên hưu trí

Phát huy vai trò của đảng viên hưu trí

Với phương châm đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ, những năm qua, đội ngũ đảng viên hưu trí trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại nơi cư trú, tiếp tục đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm, cùng chi bộ thôn, tổ dân phố thực hiện tốt các nhiệm vụ tại địa phương.

Đảng bộ thành phố Lào Cai quan tâm công tác tư tưởng chính trị

Đảng bộ thành phố Lào Cai quan tâm công tác tư tưởng chính trị

Những năm qua, Đảng bộ Thành phố Lào Cai đã quan tâm nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tạo đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Hiệu quả trong công tác luân chuyển cán bộ ở Bắc Hà

Hiệu quả trong công tác luân chuyển cán bộ ở Bắc Hà

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Hà coi trọng khâu luân chuyển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn. Thông qua công tác luân chuyển cán bộ còn đáp ứng các yêu cầu phát triển của địa phương trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trọng yếu.

fbytzltw