Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Gia đình bà Vàng Thị Dủn ở thôn Củm Hạ 2 từng là hộ nghèo nhất trong thôn, cuộc sống bấp bênh khi phải lo chi phí sinh hoạt từng ngày, không có vốn để phát triển kinh tế.

2-1281.jpg

Năm 2022, gia đình bà Dủn được hỗ trợ 3 con trâu giống thuộc chương trình hỗ trợ sinh kế do chính quyền xã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Lào Cai tổ chức. Sau 2 năm, đàn trâu phát triển thành 6 con. Bà Dủn đã trả lại cho địa phương những con trâu hỗ trợ ban đầu để hỗ trợ những hộ khác. “Tôi gửi lời cảm ơn chân thành khi các cấp, các ngành đã hỗ trợ gia đình lúc khó khăn nhất. Giờ đây, không cần vay vốn, gia đình tôi đã có đàn trâu của riêng mình. Đây thực sự là gia tài lớn giúp gia đình tôi vươn lên trong thời gian tới”, bà Dủn phấn khởi chia sẻ.

3-5373.jpg

Cũng ở thôn Củm Hạ 2 còn có bà Vi Thị Xiêm được hỗ trợ miễn phí 5 con dê giống vào cuối tháng 6/2022. Sau một thời gian nuôi, nhận thấy đàn dê thích nghi tốt, lớn nhanh, khỏe mạnh, trong khi nguồn thức ăn tự nhiên lại dồi dào, bà Xiêm mạnh dạn đầu tư mua thêm 5 con giống.

Sau hơn 2 năm, đàn dê của gia đình bà Xiêm đã phát triển nhanh, tổng đàn lên tới gần 50 con. Nhờ nguồn thu từ bán dê, bà Xiêm không chỉ trang trải được cuộc sống, mà còn vươn lên thoát nghèo. Sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt bà khi chia sẻ về thành quả lao động của mình.

4-5341.jpg

Không chỉ bà Xiêm, trên địa bàn xã Đồng Tuyển còn nhiều gia đình khác đã được hưởng lợi từ chương trình xã hội hóa hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển chăn nuôi. Cụ thể, trên địa bàn xã còn có 2 hộ đã được nhận hỗ trợ dê giống. Sau một thời gian chăn nuôi, các hộ này đã tăng số lượng dê lên gấp ba lần so với ban đầu, góp phần cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Sự vươn lên của gia đình bà Xiêm và các hộ được hỗ trợ đã truyền cảm hứng cho 3 hộ khác trên địa bàn xã đầu tư con giống, xây dựng thành công mô hình nuôi dê. Nhờ vậy, Đồng Tuyển đã từng bước hình thành vùng nuôi dê với tổng đàn hơn 300 con.

Xã Đồng Tuyển đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân vươn lên trong đời sống. Bên cạnh chăn nuôi, từ năm 2023 đến nay, xã Đồng Tuyển đã tập trung triển khai mô hình trồng rừng kinh tế. Chính quyền địa phương, cùng sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm đã trao tặng hơn 50.000 cây giống cho các hộ cận nghèo và hộ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời tích cực chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp.

dt-5548.jpg

“Trước hết, công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững luôn được xã đẩy mạnh. Hằng năm, việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, xã đã tiến hành phân loại, tổng hợp các nhóm đối tượng nghèo nhằm đưa ra những biện pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả nhất. Việc này không chỉ tạo ra kế hoạch rõ ràng mà còn giúp công tác giảm nghèo trở nên thực chất, không dừng lại ở những con số, mà là sự thay đổi chất lượng cuộc sống của từng hộ dân".

Ông Nguyễn Viết Tiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển

Nhờ các giải pháp hỗ trợ sinh kế hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo tại Đồng Tuyển đã giảm dần qua từng năm. Hiện nay, xã không còn hộ nghèo và chỉ còn 13 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,3% số hộ. Qua những chương trình hỗ trợ thiết thực, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các hộ còn khó khăn nơi đây đang từng bước xây dựng cuộc sống ấm no.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw