Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hỗ trợ nông dân phòng, trừ sâu, bệnh gây hại quế

Hỗ trợ nông dân phòng, trừ sâu, bệnh gây hại quế

Các đối tượng sâu, bệnh đang gây hại mạnh tại nhiều diện tích quế của các địa phương trong tỉnh và có chiều hướng lây lan trên diện rộng. Cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phòng, trừ sâu, bệnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phát hiện lác đác sâu đo ăn lá quế từ 2 tháng trước, gia đình bà Phạm Thị Phẩm (xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) đã phun thuốc phòng, trừ. Tuy vậy, sâu vẫn phát sinh, gây hại mạnh khiến rừng quế hơn 6 năm tuổi của gia đình bà bị ăn trụi lá. “Khi phát hiện có sâu ăn lá gây hại, tôi đã mua thuốc về phun 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa tháng nhưng sâu chỉ giảm chứ không hết. Hiện khoảng 60% diện tích quế bị sâu gây hại mạnh, khó có khả năng phục hồi” - bà Phẩm nói.

5.jpg

Vừa qua, bà Phẩm may mắn được tham gia lớp tập huấn phòng, trừ sâu, bệnh hại quế do Hội Nông dân tỉnh tổ chức tại thôn, qua đó bà có thêm kiến thức để phòng, trừ. Bà Phẩm cho biết bản thân đã nhận biết được các loài sâu, bệnh hại quế và cách phòng, trừ triệt để. Ví dụ như sau khi phun thuốc, sâu trên cây đã chết nhưng nếu bới đất xung quanh gốc sẽ bắt được nhiều nhộng sâu, sau khi thu gom và tiêu hủy nhộng thì sâu không phát sinh thêm; hoặc đối với sâu đục vỏ thì cách hiệu quả là dùng chổi chà mạnh hoặc đeo bao tay miết mạnh để sâu chết.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Bảo Thắng có hơn 532 ha quế bị sâu gây hại, trong đó sâu đo ăn lá 309 ha, sâu kèn 223 ha. Diện tích bị gây hại chủ yếu tại các xã: Phú Nhuận, Sơn Hà, Trì Quang, Phong Niên, Xuân Giao, Sơn Hải…

2.jpg

Để trừ sâu bệnh, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã kiểm tra thực địa và tuyên truyền, khuyến cáo người dân các biện pháp phòng, trừ và cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cho chủ rừng phun kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Đối với những đồi quế hơn 6 năm tuổi không thể phun thủ công, huyện đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái.

Tại huyện Văn Bàn, các đối tượng sâu, bệnh cũng phát sinh và gây hại trên cây quế tại các xã Võ Lao, Nậm Dạng, Nậm Mả, Sơn Thủy, Liêm Phú, Nậm Tha… với tổng diện tích hơn 100 ha. Cơ quan chuyên môn của huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý, phát dọn rừng quế tạo độ thông thoáng và dùng bẫy đèn bẫy bướm…

4.jpg

Trước tình trạng sâu, bệnh hại quế lây lan nhanh tại các địa phương, ngành chức năng của các huyện và Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình để hỗ trợ thuốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, trừ.

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn phòng, trừ sâu, bệnh hại quế cho người dân xã Phú Nhuận. Đây là xã có diện tích quế bị sâu, bệnh gây hại nặng nhất về diện tích và mức độ gây hại.

Thông qua tập huấn, người dân được hướng dẫn các phương pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại quế theo hướng hữu cơ, như biện pháp thủ công, biện pháp bẫy, biện pháp lâm sinh, biện pháp phun thuốc sinh học đối với từng đối tượng sâu, bệnh. Người dân được hướng dẫn cách nhận biết các loài sâu hại quế (sâu ăn lá, sâu hại thân, cành; sâu hại quả, hạt; sâu hại chồi, ngọn; sâu hại rễ…) và đặc điểm hình thái, vòng đời, lịch phát sinh của các đối tượng sâu.

3.jpg

Ông Lê Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cho biết: Khi phòng, trừ sâu, bệnh hại quế, người dân cần chú ý quan sát, nhận biết và xác định đối tượng sâu, bệnh là loại gì, đang ở giai đoạn nào, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Được biết, việc tập huấn tại thực địa sẽ được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức tại các địa phương trong thời gian tới. Sau tập huấn, các hộ được hướng dẫn thành lập các nhóm Zalo, tương tác trực tiếp với các chuyên gia để được trao đổi, hướng dẫn phòng, trừ sâu, bệnh kịp thời, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw