Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hấp dẫn trò chơi dân gian trong Lễ mừng cơm mới của người Xá Phó

Hấp dẫn trò chơi dân gian trong Lễ mừng cơm mới của người Xá Phó

Sau khi tổ chức các nghi thức mừng cơm mới, người Xá Phó cùng nhau tổ chức múa hát, chơi các trò chơi dân gian, thổi kèn ma nhí, thổi sáo cúc kẹ chúc mừng gia chủ và chúc cho cả bản năm sau canh tác được mùa lúa nương, nhà nhà bội thu, no ấm…

hoi (3).jpg
Bài múa Nghi lễ tra lúa nương của người Xá Phó (hình thức canh tác nông nghiệp truyền thống trước đây của dân tộc Xá Phó) mô phỏng động tác tra lúa. Đoàn người đi tra lúa theo thứ tự: vợ- chồng chủ nương đi trước, sau đó từng cặp người mang gậy tra lúa, phụ nữ đeo túi Xá Phó đựng thóc giống.
hoi (5).jpg
Phần trò chơi kéo co người hấp dẫn, nhận được sự cổ vũ hò reo của bà con trong thôn.
hoi (6).jpg
Trò chơi kéo co của người Xá Phó độc đáo vì không sử dụng dây. Người dân chia làm 2 đội, không phân biệt nam nữ, 2 người ở giữa đan tay, những thành viên kế tiếp nối liền nhau bằng vòng ôm siết chặt bụng. Trò chơi không nhằm mục đích thắng, thua mà chủ yếu mang lại tiếng cười và niềm vui cho người chơi.
hoi (7).jpg
Đặc biệt, trong lễ cúng cơm mới, tiếng sáo cúc kẹ sẽ được thổi lên, cùng với lời hát chúc cho vụ mùa mới trời cho nước xuống, cho lúa chắc hạt, cho chim chóc không phá hoại, để thóc về đầy nhà, cho bản mường no ấm… Đây là một nét văn hóa rất độc đáo của dân tộc Xá Phó.
hoi (8).jpg
Sáo cúc kẹ hay còn gọi là sáo mũi - loại nhạc cụ độc đáo làm bằng cây nứa được truyền lại từ nhiều đời nay. Người Xá Phó truyền tai nhau câu chuyện: Cụ tổ làm ra cây sáo cúc kẹ, trong một lần vào rừng gặp một trận mưa lớn đã trú ở cạnh một khóm nứa. Khi gió rừng thốc mạnh, bất chợt cụ nghe thấy một âm thanh rất lạ phát ra từ lỗ thủng trên cây nứa. Thứ âm thanh đó nhẹ nhàng, trong veo, nghe rất êm tai. Và cây sáo cúc kẹ ra đời cũng từ phát hiện bất chợt đó.
hoi (9).jpg
hoi (4).jpg
Đánh yến, ném còn cũng là một trong các trò chơi được người Xá Phó thường tổ chức vào các ngày lễ, tết. Từ thanh niên đến các bác, cô nhiều tuổi, chia làm 2 đội đứng đối xứng, truyền qua lại yến, còn, tạo nên không khí vui tươi, rôm rả.
leee.jpg
Nhiều bạn trẻ ngày nay cũng tập chơi các loại nhạc cụ dân tộc, lưu giữ nét văn hóa độc đáo mà cha, ông để lại.
hoi (1).jpg
Người Xá Phó có thể chạy trên đôi cà kheo một cách dễ dàng như chính đôi chân của mình. Người Xá Phó xưa, còn dùng cà kheo vượt sông, lội suối đi làm rẫy, đi thăm nom nhau lúc ốm đau. Ngày nay, người Xá Phó đi cà kheo trong ngày hội, để thi đấu.
hoi (2).jpg
Kết thúc phần hội là bài múa xòe đoàn kết. Phần trò chơi trong lễ mừng cơm mới của người Xá Phó không chỉ thể hiện niềm vui, sự hứng khởi của người dân khi một mùa màng bội thu, đây còn là dịp để người dân gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw