Hàng loạt trường chuyển dạy học trực tuyến do mưa lớn

Ngày 11/9, nhiều trường phổ thông, đại học trên địa bàn TP Hà Nội cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học, chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.

Trước thông tin cảnh báo có thể xảy ra dông lốc, mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở nhiều địa bàn, nhiều trường phổ thông, đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thông báo cho học sinh, sinh viên chuyển sang học trực tuyến để bảo đảm an toàn.

Căn cứ vào tình hình thời tiết và thông báo mất điện của Điện lực quận Nam Từ Liên, Ban Giám hiệu Trường THPT Đại Mỗ đã cho giáo viên, học sinh nhà trường chuyển dạy và học online trong ngày 11/9.

Nhà trường yêu cầu, ban chuyên môn triển khai kế hoạch dạy học bảo đảm an toàn, hiệu quả; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để học nghiêm túc, đúng giờ.

Trường học khắc phục hậu quả do bão số 3.
Trường học khắc phục hậu quả do bão số 3.

Mưa lớn tiếp tục diễn ra trên diện rộng gây ngập lụt nhiều nơi trên thành phố. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, Ban Giám hiệu Trường TH&THCS Edison An Khánh (huyện Hoài Đức) thông báo điều chỉnh phương thức và thời gian học. Giáo viên chủ nhiệm thông báo thời khóa biểu online từ ngày 11 đến 13/9 và hướng dẫn học sinh học tập trực tuyến qua Teams.

Bên cạnh các trường phổ thông, nhiều trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội cũng thông báo chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo tới các lớp chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến từ chiều 10/9 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Từ ngày 10/9, sinh viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chuyển sang hình thức học trực tuyến đến hết ngày 14/9. Các học phần bậc cử nhân, sau đại học do Trường Đại học Giáo dục tổ chức được thực hiện giảng dạy trực tuyến hoặc tự học dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tiếp tục thông báo nhà trường sẽ giảng dạy online đến hết ngày 15/9. Trước đó, nhà trường đã có đợt điều chỉnh lịch học của sinh viên ngày 10/9 từ trực tiếp sang trực tuyến do tình hình thời tiết hậu bão số 3 vẫn phức tạp.

Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài gây ngập úng cục bộ, số lượng trường bị ảnh hưởng của thiên tai có thể tiếp tục tăng, Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo các trường sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến.

Nhà trường cần chủ động nắm bắt tình hình của học sinh, rà soát phương tiện học tập của từng học sinh và triển khai phương án dạy học trực tuyến ngay khi cần thiết.

Trong trường hợp gia đình học sinh khó khăn, thiếu thiết bị học tập, đồng thời với việc tổng hợp, có phương án hỗ trợ tại chỗ; các trường cần tổ chức linh hoạt hình thức học tập để học sinh duy trì việc học tập, hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học.

Sở GDĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường hằng ngày cần rà soát cơ sở vật chất, nếu bảo đảm an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

Ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có công điện gửi giám đốc sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3.

Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu các sở GDĐT cần di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn; rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây; kiểm tra các điểm trường gần sông suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khu nhà ở tạm cho người dân Làng Nủ đã được triển khai từ sáng hôm qua (16/9). Sau hai ngày thi công liên tục 3 ca, mặt bằng khu tạm cư dành cho các hộ dân không còn nhà ở sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã hiện hữu.

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Bão Yagi cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành phố phía bắc, làm gián đoạn việc học tập của học sinh. Ngành giáo dục và các địa phương đang nỗ lực hết mình, nhanh chóng ổn định về cơ sở vật chất để đón học sinh quay trở lại học tập với tinh thần nơi nào an toàn thì cho học sinh đến trường.

Trăng khuyết tỏa sáng

Trăng khuyết tỏa sáng

Vượt qua số phận bất hạnh, cậu bé Phạm Chí Dũng, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Bình Minh (thành phố Lào Cai) luôn lạc quan, yêu đời và không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Lâu nay, những ứng dụng số hóa đã mang lại sự chuyển dịch công nghệ mạnh mẽ và được hỗ trợ rất tiện ích trong các hoạt động nhà trường. Tất nhiên, mọi sự chuyển dịch ứng dụng trong khoa học, nhất là về công nghệ đều có mặt tích cực và tiêu cực.

18 đại biểu trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

18 đại biểu trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

Tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, đoàn Việt Nam có 18 đại biểu thanh niên. Đây là những bạn trẻ sử dụng thành thạo tiếng Pháp, có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các chủ đề được thảo luận trong diễn đàn; có ý tưởng đề án dự án về lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghệ thuật hoặc kinh tế.

fbytzltw