Hà Nội bắt nhóm đối tượng cho vay lãi nặng dùng đối tượng tiền án, nhiễm HIV đi đòi nợ

Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, băng nhóm cho vay lãi nặng do Trần Trung (SN 1973, tức Trung “trọc”, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) cầm đầu tạo vỏ bọc dưới danh nghĩa kinh doanh karaoke làm nơi tụ tập các đàn em.
Cho vay lãi 360%/năm
Ngày 8/7, Cục CSHS cho biết, đã khởi tố Trần Trung (SN 1973, tức Trung "trọc”, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Thu Trang (vợ Trung), Trần Nam Hải (con trai Trung), cùng 10 đối tượng khác về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Trước đó, phòng Trọng án, Cục CSHS phát hiện Trung "trọc” là đối tượng có 3 tiền án, tiền sự (về hành vi cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản), cầm đầu đường dây hoạt động cho vay lãi nặng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2018, Trung "trọc” tập hợp hàng chục đối tượng để hoạt động cho vay lãi nặng dưới hình thức trả lãi ngày từ 3.000đồng đến 10.000 đồng/1 triệu/ngày, tương ứng lãi suất phải trả từ 108% - 360%/năm và vay "bốc bát họ” với lãi suất 120%/năm.
Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, ổ nhóm của Trung "trọc” tạo vỏ bọc dưới danh nghĩa kinh doanh quán karaoke làm nơi tụ tập các đàn em. Hằng ngày, Trang (vợ Trung) cùng một số đàn em thân tín có nhiệm vụ giúp Trung "trọc” ghi chép, theo dõi sổ sách các khách hàng đến vay tiền và trả tiền.
Cho người nhiễm HIV đòi nợ
Thông thường, khách vay tiền phải liên hệ trực tiếp với Trung "trọc”, còn nếu đối tượng này đi vắng, các "phụ tá” phải báo lại để Trung "trọc” quyết định "giải ngân”.
Trước khi cho khách hàng vay, Trung giao cho nhóm đàn em là những đối tượng cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện hút, thậm chí mắc bệnh HIV đến kiểm tra chỗ ở và kinh tế của "khách hàng” để thẩm định "tài sản đảm bảo”. Các khách hàng của Trung "trọc” đều phải để lại các giấy tờ như CMND, Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu... và viết giấy vay nợ.
Đến hẹn trả nợ, các đối tượng sẽ nhắn tin, đôn đốc khách hàng. Nếu "con nợ” chậm trả tiền lãi, Trung "trọc” sẽ cho đàn em đến nhà chửi bới tạo sức ép, gây rối và tụ tập tại đó cho đến khi họ trả tiền mới bỏ đi.
Toàn bộ số tiền thu về hằng ngày, Hoàng Thu Trang đối chiếu sổ sách rồi chuyển cho Trung "trọc”. Để điều hành đường dây, Trung "trọc” trả lương cho nhóm tay chân từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng, tuỳ vào vai trò, vị trí công việc. Bước đầu, Cơ quan điều tra xác định, đến nay, Trung "trọc” và đàn em đã cho vay số tiền 4.625.000.000 đồng, thu 1.092.000.000 đồng tiền lãi.
Trao đổi với phóng viên về công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm hoạt động tín dụng đen, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục CSHS cho biết: "hoạt động tín dụng đen gây ra nhiều hệ lụy, trong đó, người vay phải trả lãi suất cao, nếu không có khả năng chi trả sẽ bị các đối tượng đe dọa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. Điển hình như, một số vụ án giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật… đã xảy ra”.
Trước thực trạng đó, thời gian vừa qua, Cục CSHS đã có kế hoạch hướng dẫn lực lượng CSHS các địa phương vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn và xử lý loại tội phạm này.
"Cục CSHS khuyến cáo người dân không vay mượn tiền của các đối tượng hoạt động tín dụng đen, mà nên tìm tới các nguồn tín dụng hợp pháp, lãi suất thấp để đảm bảo quyền lợi. Đồng thời, đề nghị người dân khi có thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng đen hay các băng nhóm, cần cung cấp cho lực lượng công an để xử lý, kịp thời ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra” - Thiếu tướng Trần Ngọc Hà nói.
(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Chiều 1/7, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 6/2025, Tổ công tác thường trực của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp Công an các tỉnh nước bạn Lào phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; bắt giữ 17 đối tượng.

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

fb yt zl tw