Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 256 tỷ đồng

Sau gần 1 năm triển khai, gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước mới giải ngân được 256 tỷ đồng.

Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, trong công điện mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ngân hàng Nhà Nước rà soát các gói tín dụng chính sách như là gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% từ ngân sách nhà nước để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước, số tiền đã hỗ trợ lãi suất từ gói này mới đạt gần 256 tỷ đồng, đạt khoảng 0,64% tổng số tiền và có 1.784 khách hàng đã được nhận hỗ trợ. Hỗ trợ giảm lãi suất là chính sách bất cứ người vay nào cũng mong muốn, nhưng vì sao tỷ lệ giải ngân chưa cao?

Nhiều nguyên nhân khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chậm

Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa như kỳ vọng là do một số vướng mắc.

Chuyên xuất khẩu ngao, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa thuộc nhóm được hỗ trợ lãi suất 2%. Họ đã được ngân hàng giảm lãi một phần khoản vay. Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu suy giảm, doanh nghiệp đã bị dừng hỗ trợ.

"Công ty cũng đã được ngân hàng hỗ trợ kịp thời để đáp ứng đủ vốn, tuy nhiên không có lợi nhuận cũng là khó khăn cho chung của các doanh nghiệp", bà Trịnh Thị Cúc, Giám đốc điều hành Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa, cho biết.

Theo quy định, doanh nghiệp muốn được giảm lãi 2% phải chứng minh được khả năng phục hồi, khả năng trả nợ. Do đó với khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ khó có thể đáp ứng được yêu cầu này.

"Khó khăn về thủ tục, giấy tờ. Hiện chúng tôi đang tìm hiểu, thực tế chúng tôi là doanh nghiệp nhỏ nên nguồn vốn này cũng chưa tiếp cận được", ông Dương Ngọc Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Chính xác HBT Việt Nam, chia sẻ.

Phía ngân hàng cho biết, dù đã thông tin rộng rãi về gói hỗ trợ này, nhưng lượng khách hàng nộp hồ sơ đạt yêu cầu không nhiều. Tuy nhiên, khi ngân hàng Agribank dùng chính nguồn vốn của mình để giảm lãi suất cho đúng nhóm đối tượng của gói 40.000 tỷ đồng với thủ tục đơn giản hơn, số lượng tiếp cận khá nhiều.

"Tất cả các ngân hàng đều khó khăn. Mặc dù đã chỉ đạo hơn 11.000 lượt cán bộ tín dụng triển khai, nhưng tới thời điểm hiện tại mới thực hiện được hơn 44 tỷ. Ngoài ra chúng tôi đã thực hiện bằng nguồn vốn thương mại giảm cho những đối tượng thuộc Nghị định 31 khoảng gần 1.000 tỷ đồng, không dùng ngân sách nhà nước, nguyên nhân lớn nhất là hồ sơ, thủ tục, điều kiện để khách hàng đáp ứng đầy đủ và tâm lý e ngại", ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank, cho hay.

Ngân hàng Nhà nước cũng nhìn nhận, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa như kỳ vọng là do một số vướng mắc như tâm lý e ngại thanh kiểm tra của doanh nghiệp, họ cân nhắc giữa lợi ích từ hỗ trợ lãi suất 2% và chi phí phải bỏ ra khi theo dõi hồ sơ, chứng từ, thủ tục hậu kiểm...

Đề xuất sửa đổi gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước

Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng có hiệu lực đến hết 31/12 năm nay. Ngân hàng Nhà nước dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến hết năm nay cũng chỉ đạt khoảng 2.570 tỷ đồng, tương đương chưa đến 6,5% tổng gói, tức là có đến trên 90% ngân sách hỗ trợ khó có thể giải ngân.

Để giúp chính sách phát huy hiệu quả, nhiều ý kiến đã đề xuất cần có những thay đổi từ gói này, nhằm giúp nguồn tiền ngân sách được sử dụng kịp thời, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia đề xuất không tiếp tục sửa các tiêu chí, điều kiện để hưởng hỗ trợ lãi suất 2%. Thay vào đó, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu, chuyển nguồn ngân sách sang cho các chính sách khác có khả năng triển khai, còn dư địa thực hiện, bởi những vướng mắc hiện nay không dễ tìm ra giải pháp.

"Khả năng phục hồi chỉ ở thời điểm ta quyết định cho vay, còn sau này 2 - 3 năm nữa không biết như thế nào. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đều e ngại việc thanh, kiểm tra. Chúng ta đã nhận diện rõ nguyên nhân thì nên chuyển tiếp hoặc chuyển sang một gói khác để đảm bảo hiệu quả hơn", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, nêu quan điểm.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến hết năm nay cũng chỉ đạt khoảng 2.570 tỷ đồng.

Giả sử năm nay có giải ngân được như dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, vẫn còn hơn 37.000 tỷ đồng nữa. Nhiều kiến nghị cho rằng có thể chuyển nguồn tiền này thành các quỹ bảo lãnh tín dụng, với các điều kiện cho vay thông thoáng hơn, không yêu cầu thế chấp bằng bất động sản để tháo gỡ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Chuyển sang thành lập quỹ bảo lãnh quốc gia, gộp 26 quỹ địa phương lại thành quỹ chung, với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 20.000 tỷ cộng với 1.568 tỷ của các quỹ địa phương để cho vay bảo lãnh tín chấp, vì theo quy định hiện tại, vẫn đòi hỏi bảo lãnh có tài sản thế chấp, phải cộng thêm 2% phí bảo lãnh nữa", ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, nhận định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị, nguồn vốn chưa dùng hết có thể chuyển sang các chính sách về tài khóa, hỗ trợ giảm thuế, phí trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.

Chỉ còn hơn nửa năm nữa là gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất sẽ hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả hỗ trợ lãi suất để làm cơ sở xây dựng phương án đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh nhiệm vụ chi hỗ trợ lãi suất không sử dụng hết sang hình thức, chính sách hỗ trợ khác.

VTV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
fb yt zl tw