Gỡ khó Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc đoạn qua huyện Văn Bàn

Mặc dù được khởi công từ tháng 9/2022, nhưng đến nay các gói thầu của Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc đoạn qua huyện Văn Bàn đang gặp không ít khó khăn và tiến độ triển khai chưa đáp ứng được so với kế hoạch. Trước nhiều khó khăn, vướng mắc, các cấp, ngành của huyện Văn Bàn đang phối hợp với Ban Quản lý dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải từng bước tháo gỡ.

1.jpg
Máy, thiết bị của đơn vị thi công phải nằm chờ do không có việc.

Nhiều khó khăn giải phóng mặt bằng thi công

Tuyến đường kết nối từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến tỉnh Lai Châu thuộc Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có chiều dài 63,4 km; được chia làm 3 gói thầu, gói thầu XL01 có chiều dài 18,5 km, gói thầu XL02 có chiều dài 21,5 km và gói thầu XL03 dài 23,4 km. Các gói thầu thi công đường đi qua 10 xã, thị trấn của huyện Văn Bàn.

Mặc dù dự án được khởi công từ tháng 9/2022, nhưng đến nay các hạng mục thi công còn chậm. Ông Tô Viết Thường, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu XL01 cho biết, ngay sau khi khởi công, đơn vị thi công gồm Liên danh 3 nhà thầu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành và Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng 168, đã huy động 20 đầu xe ô tô tải, máy xúc, máy ủi và công nhân lên tuyến để sẵn sàng thi công. Do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, sau 1 tháng toàn bộ nhân lực đã phải rút về vì không có việc để làm. Các đơn vị thi công đã phải để máy và thiết bị nằm chờ tới cuối tháng 3/2023 mới có một phần mặt bằng để thi công.

Gói thầu XL01 có chiều dài 18,5 km và phải giải phóng mặt bằng 40,482 ha đất, với 430 hộ dân ảnh hưởng tại các xã Tân Thượng, Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, thị trấn Khánh Yên và Làng Giàng. Trong quá trình triển khai huyện Văn Bàn đã thông báo và thực hiện thu hồi, bồi thường đất của các hộ để bàn giao mặt bằng thi công. Nhưng do chủ yếu diện tích là đất rừng, chưa được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng nên chưa thể giải phóng mặt bằng.

Do vậy, đến ngày 7/7/2023, đơn vị thi công gói thầu XL01 mới thi công được 1,6 km nền đường và 1,4 km rãnh thoát nước trên tuyến.

2.jpg
Mặt bằng được giải phóng đến đâu, các đơn vị thực hiện thi công đến đó.

Theo báo cáo, đến thời điểm này tổng 3 gói thầu thuộc địa phận huyện Văn Bàn có diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng là 130,928 ha đất thuộc 10 xã, thị trấn; trong đó có 60,726 ha đất rừng và 70,202 ha đất khác. Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 1.604 hộ (1.542 hộ có đất bị thu hồi; 62 hộ có tài sản, cây cối, hoa màu trên đất).

Một khó khăn nữa ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng đó là việc xây dựng các khu tái định cư. Dự kiến ban đầu xây dựng 4 khu tái định cư, nhưng sau khi rà soát, nghiên cứu, huyện Văn Bàn và Ban Quản lý dự án 2 đã thống nhất xây dựng 3 khu tái định cư (gồm 64 hộ) tại các xã Hòa Mạc với quy mô diện tích 0,42 ha sẽ có 19 lô đất; tại xã Dương Quỳ quy mô diện tích 1,82 ha có 32 lô đất và khu tại xã Minh Lương quy mô diện tích 0,73 ha có 35 lô đất. Tuy nhiên, hiện tại các khu tái định cư đang vướng mắc trong quá trình thiết kế, chỉnh sửa cho phù hợp.

Từng bước tháo gỡ khó khăn

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Lào Cai, sự vào cuộc của huyện Văn Bàn trong việc giải phóng mặt bằng. Đến ngày 7/7/2023 tại địa bàn thuộc các gói thầu đã thu hồi giải phóng mặt bằng được 20,5 ha đất của 758 hộ dân. Huyện Văn Bàn đã bàn giao 18,247 km mặt bằng cho đơn vị thi công; trong đó gói thầu XL01 bàn giao 8,942 km; gói thầu XL02 bàn giao 8,527 km; gói thầu XL03 bàn giao 2,85 km.

3.jpg
Gói thầu XL01 thực hiện thi công được 1,6 km nền đường.

Ông Vũ Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 2, phụ trách địa phận tỉnh Lào Cai của Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc cho biết, từ khi triển khai, Ban Quản lý dự án 2 đã cử cán bộ thường trực cùng với địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng và tháo gỡ khó khăn, nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, khiến không thể thi công đạt tiến độ do Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ yêu cầu.

Các mặt bằng khác hiện thuộc đất rừng và đất khác đang được huyện Văn Bàn phối hợp Ban Quản lý dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục có hướng giải quyết như báo cáo bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ để huyện Văn Bàn tiếp tục thực hiện thu hồi và bàn giao mặt bằng theo quy định.

Ông Hoàng Huy Hiệp, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Văn Bàn cho biết, hiện tại huyện đang thiết kế lại khu tái định cư tại xã Dương Quỳ theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án 2 về đường kết nối. Nếu thuận lợi và được sự đồng thuận, trong tháng 8 tới là có thể làm các thủ tục đấu thầu thi công. Còn 2 khu tái định cư thuộc xã Hòa Mạc, Minh Lương do liên quan tới quy hoạch chi tiết xã và mốc hành lang an toàn đường bộ, huyện đang nghiên cứu chuyển đổi vị trí. Dự kiến khu tái định cư xã Hòa Mạc sẽ được ghép vào cùng khu dự án sắp xếp dân cư, phát triển quỹ đất của huyện; còn khu tái định cư xã Minh Lương sẽ được di chuyển lùi vào phía thôn Minh Hạ 3 để đảm bảo các điều kiện về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Cũng theo ông Hoàng Huy Hiệp, việc di dời các công trình hạ tầng ngoài hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 279, nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đang được triển khai theo dự án phê duyệt tại Quyết định 1726 của UBND huyện Văn Bàn với tổng mức đầu tư 48,396 tỷ đồng gồm: Di dời các công trình điện, công trình nước và xây dựng hoàn trả một trường tiểu học, trường mầm non tại xã Minh Lương. Công trình điện, nước đã hoàn thành lựa chọn đơn vị thi công. Công trình xây hoàn trả trường học hiện đang được điều chỉnh, dự kiến hoàn thiện trước ngày 25/7 này.

4.jpg
Đường điện vẫn chưa thể di chuyển để trả mặt bằng thi công nền đường.

Công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong hành lang an toàn giao thông, huyện đã thống nhất được với các chủ sở hữu gồm: Viettel, VNPT, Mobiphone và Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai để các đơn vị tự di dời và phối hợp với Ban Quản lý dự án 2, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện để giải quyết công việc tại hiện trường trong quá trình thi công.

Thời gian tới, vẫn còn một số khó khăn cần được các cấp, các ngành quan tâm để công tác giải phóng mặt bằng được tháo gỡ như: Sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng trên 32,4 ha rừng. Trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án. Di dời đường điện của Công ty điện lực. Có 96 trường hợp bị ảnh hưởng đến nhà theo biên bản giải phóng mặt bằng cần được Ban quản lý dự án 2 các các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và một số nội dung khác có liên quan về hồ sơ, bản đồ đất rừng, thông tin sử dụng đất…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw