"Giữ lửa nghề" đồ chơi truyền thống

Hiện nay, những trò chơi hiện đại gắn với công nghệ số, cuộc sống số ngày càng phát triển. Tuy vậy, ở Hà Nội, có những người đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm" vẫn đang âm thầm, lặng lẽ dốc lòng nuôi dưỡng mạch nguồn, bảo tồn nghề làm đồ chơi truyền thống. Đặc biệt, là đồ chơi truyền thống dịp Trung thu.

Đồ chơi truyền thống có chỗ đứng

Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu, những ngày này con phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu bởi những món đồ chơi, trang trí. Các mặt hàng đồ chơi, đồ hóa trang, xen lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Theo ghi nhận, những món đồ chơi dân gian như: Đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, trống cơm, đèn con cá, đèn lồng… với thương hiệu “thuần Việt”, được trưng bày bắt mắt, rực rơỡ̉ những vị trí đẹp, không còn bị “lép vế” trong góc khuất.

Những năm gần đây, đồ chơi Trung thu truyền thống đang dần lấy lại chỗ đứng.

Những năm gần đây, đồ chơi Trung thu truyền thống đang dần lấy lại chỗ đứng.

Lựa chọn 1 chiếc đèn ông sao cỡ lớn về trang trí tại gia đình, chị Lê Thị Hường (quận Cầu Giấy) rất hài lòng vì chiếc đèn truyền thống không chỉ là món quà ý nghĩa dịp Trung thu mà còn là kỷ vật gợi nhớ về miền tuổi thơ gian khó nhưng đầm ấm, quây quần. “Những món đồ chơi của Việt Nam được làm thủ công như đèn ông sao, mặt nạ, tò he, tiến sĩ giấy... không chỉ đơn thuần để giải trí, mà còn là công cụ giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn của thế hệ trẻ. Đồ chơi Trung Thu truyền thống như lời nhắn nhủ, lời chúc ý nghĩa của các bậc phụ huynh, mong muốn các con tìm hiểu những giá trị văn hóa như tinh thần hiếu học, lòng yêu nước; hiểu biết về hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc”, chị Hường chia sẻ…

Những ngày này cũng là thời điểm nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền làm đèn kéo quân ở xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) tất bật làm những món đồ chơi truyền thống, đam mê lan tỏa tình yêu trò chơi dân gian cho trẻ em. Ông Quyền cho biết, từ nhỏ ông đã được chơi và làm đồ chơi dân gian theo sự hướng dẫn của người lớn. Sau này, đồ chơi công nghiệp bán sẵn nhiều, phong trào làm và chơi đồ chơi dân gian bị lắng xuống ông đã vận động những người biết làm đồ chơi truyền thống trong thôn tiếp tục duy trì làm diều, đèn kéo quân, đèn ông sao, tiến sĩ giấy… để cho con cháu vui chơi.

Ông Quyền chia sẻ, có 1 giai đoạn đồ chơi dân gian gần như bị mai một nhưng vì thích, đam mê nên vẫn làm, ai thích thì cho, ai mua thì bán. Những năm gần đây, đồ chơi dân gian đã có thị trường, có chỗ đứng, không bị lấn át trước đồ chơi ngoại nhập. Đó cũng chính là niềm vui của ông khi đã giành gần cả cuộc đời gìn giữ những món đồ chơi dân gian. Do vậy, trước Trung thu cả tháng, ông lại càng bận rộn. Từ đèn ông sao, con giống, đèn kéo quân…những mảnh giấy, những thanh tre nứa đều trở nên có hồn với bàn tay khéo léo của ông.

Tiếp tục giữ nghề

Đam mê với nghề, những năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền không chỉ làm đèn kéo quân mà ông còn có mong muốn được truyền nghề. Từ năm 2007, ông Quyền được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời tham gia trình diễn và hướng dẫn làm đèn kéo quân. Sau khi tham gia chương trình ở bảo tàng, ông Quyền thấy được ý nghĩa nhân văn, tính giáo dục trong việc giới thiệu, hướng dẫn trẻ em làm đồ chơi dân gian nên ông càng say mê hơn. Ông Quyền cho rằng, để đồ chơi dân gian được trẻ em biết đến nhiều hơn cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đánh thức đam mê của công chúng. Bên cạnh đó, ở nhà, các ông bố, bà mẹ hãy cùng học và làm đồ chơi dân gian, hiểu ý nghĩa của từng loại đồ chơi để giáo dục, hướng dẫn các con. Nếu tất cả cùng chung tay, góp sức với các nghệ nhân, chắc chắn đồ chơi dân gian sẽ được khôi phục và phát huy.

Không riêng gì ông Quyền, những năm qua, ông Nguyễn Văn Hòa, nhà ở số 73 phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm, cũng đau đáu về nghề làm đồ chơi truyền thống. Ông Hòa làm mặt nạ giấy bồi đã được hơn 40 năm, lúc đầu ông cũng chỉ là phụ giúp để có thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Qua quá trình làm ông dần có sự yêu thích, bởi vậy có những giai đoạn hàng không bán được bởi mặt nạ nhựa và đồ chơi của ngoại bán tràn lan nhưng ông vẫn không bỏ nghề. Trong quá trình làm ông luôn có sự tìm tòi, cải thiện cách làm để làm ra những chiếc mặt nạ đẹp và bền. Bởi vậy hàng của nhà ông luôn được mọi người ưa thích, đây cũng là động lực để ông và vợ mình tiếp tục duy trì nghề.

Đối với nghề làm mặt nạ, phương châm của ông là phải làm đẹp, làm có chất lượng và phải giữ uy tín. Có khi khách đặt hàng nhiều, cần giao gấp ông cũng không làm ẩu dù phải liên tục thức đêm để làm cho kịp. Ông Hòa luôn mong muốn những chiếc mặt nạ của mình được trẻ em yêu thích, nên đã không ngừng nắm bắt nhu cầu của các em để tạo ra những mẫu mã, hình thức thể hiện mới mẻ, sinh động và an toàn cho những chiếc mặt nạ giấy bồi.

Cũng là một trong những người gắn bó với đồ chơi Trung thu truyền thống của Hà Nội nhiều năm qua, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên) cũng luôn “đau đáu” với nghề. Đã có kinh nghiệm 20 năm làm con giống bột tại làng nghề Xuân La, anh Hậu đã có nhiều đổi mới sáng tạo về tò he để thích ứng hơn với thời đại. Anh Hậu cho biết, việc thế giới ngày càng phát triển khiến anh cảm nhận một ngày nào đó nghề làm con giống bột sẽ mai một. Chính vì vậy, khi nhận thấy nhiều điểm hạn chế của con giống bột, anh đã nghĩ ra cách để kéo dài “tuổi thọ” của những chiếc tò he bền hơn. Tò he có nhược điểm dễ mốc và không để được lâu dài nên anh đã cho thêm phụ gia vào bột để những con giống trưng bày trang trí lâu hơn và người mua sẽ mang đi bất cứ nơi đâu”.

Người làm tò he bây giờ năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Nếu như ngày trước người ta nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, các con vật... thì ngày nay, các nghệ nhân còn nặn nhiều hình thù phong phú như những nhân vật trong chuyện cổ tích, truyện tranh mà trẻ em yêu thích như Aladin, Đôremon, Pokémon, Tề Thiên Đại thánh, Trư Bát Giới… cho đến hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, hay đèn ông sao, phong cảnh ngày mùa, phong cảnh làng quê truyền thống. Sản phẩm tò he là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam, nhất là trong dịp Trung thu. Chính nhờ nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà sản phẩm tò he làng Xuân La đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều nước trên thế giới và đã tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế.

Hiện nay, giữa những đồ chơi ngoại nhập đắt tiền bán khắp nơi, người Hà Nội vẫn tự hào với các đồ chơi truyền thống… Trong nhịp sống sôi động, hiện đại, những nghệ nhân Thủ đô vẫn thầm lặng giữ lửa nghề để thắp lên niềm hi vọng nghề truyền thống lâu năm sẽ hồi sinh rực rỡ.

Báo Lao động thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw