Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú

1.jpg

Cuộc sống bán trú với nhiều mối quan hệ mới nên học sinh cần được rèn luyện kỹ năng sống để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

Sau khi kết thúc giờ học buổi sáng, hơn 290 học sinh bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) khẩn trương đến khu vực nhà ăn. Trước khi ăn, học sinh vệ sinh tay sạch sẽ. Mỗi học sinh có một suất cơm theo đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng, trong bữa ăn hạn chế đi lại, trò chuyện. Sau khi ăn, học sinh tự giác kê lại bàn ghế, lau dọn khu vực phòng ăn…

Em Sùng Thị Minh Bích, lớp 8A1 chia sẻ: “Em học được nhiều kỹ năng từ bữa cơm tập thể. Trở về gia đình, em biết chia sẻ, giúp đỡ bố mẹ nấu ăn, dọn nhà ở”.

4.jpg

Thầy giáo Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hoàng Thu Phố cho biết: Trường có số lượng học sinh bán trú đông so với các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh. Mỗi phòng bán trú có 22 học sinh ở và sinh hoạt nhưng lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Việc vệ sinh chung và giữ gìn vệ sinh phòng ở của học sinh được nhà trường coi là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng tuần của các lớp. Bên cạnh đó, để học sinh biết lao động, nhà trường đã xây dựng mô hình “Vườn rau an toàn”, phân công công việc cho các nhóm học sinh thực hiện, qua đó vừa trang bị kỹ năng sống, vừa bổ sung nguồn rau xanh cho bữa ăn của học sinh.

2.jpg

Đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van (thị xã Sa Pa), chúng tôi ấn tượng với dãy lớp học được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch sẽ. Khuôn viên bán trú rộng rãi, những thảm cỏ được cắt tỉa gọn gàng; vườn hoa, vườn rau luôn tươi xanh bởi được chính học sinh thường xuyên chăm sóc. Như nhiều học sinh khác, Tẩn Ngọc Châu, lớp 9A1 biết trồng, chăm sóc rau, hoa, cây cảnh từ khi học lớp 2. Sau buổi học chiều, Châu cùng các bạn nhổ cỏ, tưới nước cho những luống rau xanh. “Rau do chính chúng em chăm sóc được dùng cho bữa ăn bán trú nên rất an toàn” - Châu cho biết.

Thầy giáo Trần Xuân Thanh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van cho biết: Do học sinh hầu hết sinh ra, lớn lên ở nông thôn, sớm quen với ruộng đồng nên việc làm vườn đối với các em không gặp nhiều trở ngại. Năm học 2023 - 2024, trường có 985 học sinh, trong đó 352 học sinh bán trú. Công tác bán trú, chăm sóc học sinh được trường quan tâm đầy đủ, chu đáo. Trường phân công các nhóm trực bán trú gồm 9 giáo viên/nhóm/ngày. Các thầy cô giáo trực bán trú có nhiệm vụ quản lý, kèm cặp, hướng dẫn học sinh kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, đồng thời theo dõi, nắm tính cách, khó khăn của học sinh để động viên, giúp đỡ kịp thời. Nhờ sự sát sao, tâm huyết của các thầy cô nên học sinh bán trú đã làm quen, bắt nhịp khá nhanh với môi trường mới và tự giác trong mọi việc từ học tập đến sinh hoạt. Cha mẹ học sinh cũng yên tâm tin tưởng khi gửi gắm con em mình tại trường.

3.jpg

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bán trú, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật tại khu bán trú, Ban Quản lý bán trú Trường THPT số 2 Bảo Thắng đã xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Học sinh bán trú tự quản - giúp nhau cùng tiến bộ” bằng những nội dung, tiêu chí, mô hình phù hợp với học sinh bán trú.

Ban Quản lý bán trú xác định nhiệm vụ trọng tâm của mô hình là tổ chức kế hoạch hoạt động tự quản đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn khu bán trú và chú trọng điều kiện ăn uống, vệ sinh, an toàn thực phẩm cho học sinh; duy trì các hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ; tổ chức hiệu quả việc tự học tại khu bán trú.

Thầy giáo Lý Văn Sỹ, Phó Trưởng Ban Quản lý bán trú Trường THPT số 2 huyện Bảo Thắng cho biết.

5.jpg

Hiện toàn tỉnh có 134 trường bán trú và 87 trường có học sinh bán trú với hơn 40.000 học sinh. Cùng với việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất bán trú, các trường còn chú trọng rèn kỹ năng sống, giáo dục văn hóa truyền thống, hướng nghiệp, gắn lý thuyết với thực hành, bổ trợ cho học sinh bán trú trong học tập và rèn luyện, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Sắc màu hội họa với học sinh

Sắc màu hội họa với học sinh

VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH, SẮC MÀU HỘI HỌA LUÔN LÀ ĐIỀU THÚ VỊ, GIÚP CÁC EM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MỸ... THỜI GIAN QUA, CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM SÁNG TẠO ĐỂ HỌC SINH ĐƯỢC THỂ HIỆN TÀI NĂNG, NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ NGHỆ THUẬT.

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang tăng cường hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực cao từ cả giáo viên và học sinh hướng đến kết quả tốt nhất.

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Nhằm nắm bắt, làm rõ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 25/3, tại huyện Mường Khương, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông; công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố gồm: Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Trên địa bàn tỉnh, tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn, như thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương, Bát Xát có những công trình được xây nên từ tình hữu nghị, là sự hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp hoặc chương trình thường xuyên của các Đại sứ quán tại Việt Nam.

fb yt zl tw