Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng

LCĐT - Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương từ lâu đã nổi tiếng với những rừng chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi được coi như “báu vật” trên núi cao. Hằng năm, từ tháng 3 trở đi, đồng bào Mông ở Tả Thàng vào mùa thu hái những búp chè xuân quý giá đầu tiên. Nghề hái chè trên núi cao Tả Thàng đem lại thu nhập cho người dân, nhưng đây cũng là công việc thật lắm gian nan.

Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 1
Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương có 16 ha chè cổ thụ mọc tự nhiên trên các sườn núi cao. Trong đó, có những cây chè hàng trăm năm tuổi. Từ tháng 3 trở đi, đồng bào Mông nơi đây vào vụ hái chè xuân.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 2
Cuối mùa xuân là thời điểm những cây chè cổ thụ ra lứa búp non đầu tiên. Những búp chè hấp thụ sương núi, khí trời qua một mùa đông lạnh giá gặp nắng xuân lên non mơn mởn. Đây vụ thu hái cho ra loại chè thơm ngon nhất trong năm.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 3
Do nhiều diện tích chè cổ thụ mọc tự nhiên trên núi cao nên bà con phải lên rừng thu hái. Với những cây chè cổ thụ cao từ 5 -7m bắt buộc phải trèo lên cao mới hái được búp non.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 4
Hái chè cổ thụ không chỉ vất vả mà còn nhiều nguy hiểm vì đứng chênh vênh trên thân chè cao, bên dưới là vực sâu nhiều đá. Mỗi đợt gió to cây chè đung đưa chỉ nhìn đã không khỏi “thót tim”.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 5
Để hái được những búp chè ở cành xa, em nhỏ này vừa phải đứng thật vững trên cành chè, vừa phải giữ thăng bằng, một tay bám chắc vào cành cây, một tay hái búp chè nhỏ cho vào túi vải.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 6
Với những cây chè nhỏ và thấp, việc hái búp chè đơn giản và bớt nguy hiểm hơn. Mỗi ngày một em nhỏ có thể hái được 5 -7kg búp chè tươi. Người hái nhanh, hái giỏi có thể hái được 10 -13kg búp chè mỗi ngày.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 7
Giữa đợt nắng nóng đầu mùa hè khá gay gắt, hai mẹ con chị Hàng Dê, thôn Tả Thàng vẫn chăm chỉ hái chè để bán cho nhà máy chế biến chè gần nhà.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 8
Hầu hết các gia đình người Mông ở thôn Tả Thàng, Sú Dí Phìn đều trồng chè cổ thụ trên nương hoặc trong vườn nhà. Từ cuối xuân trở đi bà con tranh thủ hái chè bán kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 9
Hai năm trở lại đây việc bán chè cho thương lái gặp khó khăn nhưng nhờ có nhà máy của Công ty TNHH sản xuất trà Tiên Thiên đặt tại xã Tả Thàng nên giá chè cổ thụ vẫn ổn định, bà con rất phấn khởi. Hiện nay, mỗi kg búp chè tươi loại 1 tôm 2 lá có giá trung bình 30 nghìn đồng, còn loại 1 tôm có giá 250 - 300 nghìn đồng.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 10
Niềm vui của cháu Sùng Thị Thu và bà trên đồi chè cổ thụ trong buổi trưa nắng gắt khi đã hái đầy túi chè tươi. Mặc dù đã 12 giờ trưa nhưng hai bà cháu vẫn chưa về nhà.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 11
Sau khi thu hái búp chè tươi được cho vào bao mang về bán cho nhà máy chè tại xã Tả Thàng hoặc một số tiểu thương đến thu mua. Đây chính là nguyên liệu quý để chế biến ra những loại trà đặc sản cao cấp như hồng trà, bạch trà,…
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 12
Ngay từ đầu mùa thu hoạch chè cổ thụ năm nay, cán bộ khuyến nông tại xã Tả Thàng đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè đảm bảo chất lượng.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 13
Đối với những cây chè có độ cao trung bình được bà con đốn tỉa tán thấp để việc thu hái búp chè dễ dàng hơn, không phải trèo lên cây cao nguy hiểm. Hiện nay, người dân xã Tả Thàng vừa khai thác tốt diện tích chè cổ thụ hiện có, vừa tích cực mở rộng diện tích chè Shan tuyết ươm giống từ những cây chè cổ thụ để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Gian nan nghề hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng ảnh 14

Công việc thu hái chè cổ thụ trên núi cao Tả Thàng tuy gian nan, vất vả nhưng đã và đang đem lại nguồn thu cho bà con nơi đây. Từ rừng chè cổ thụ của gia đình, có những hộ dân thu được 20 - 30 triệu đồng từ bán búp chè tươi mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Một góc vườn lan trần mộng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Vườn lan quý trên mây

Sa Pa là thủ phủ của lan Trần Mộng (địa lan) - loài lan quý được ưa chuộng vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm này, những vườn lan Trần Mộng đang trong giai đoạn dưỡng cây. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, sông mây ùa về ôm ấp những vườn địa lan trên núi tạo khung cảnh đẹp như chốn bồng lai. Mùa này, hoa lan Trần Mộng bung nở căng tràn sức sống đem đến vẻ đẹp rất riêng cho mảnh đất Sa Pa.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Độc đáo Lễ cấp sắc của người Dao tuyển Mường Khương

Độc đáo Lễ cấp sắc của người Dao tuyển Mường Khương

Với đồng bào Dao nói chung, đồng bào Dao tuyển nói riêng, Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lễ cấp sắc không chỉ mang yếu tố tâm linh qua hoạt động cúng tiến, mà còn có những hoạt động văn hóa - nghệ thuật độc đáo thể hiện qua nhạc lễ, các điệu dân vũ. Ở huyện Mường Khương, những nghi lễ này đang được bảo tồn và thực hành phù hợp với đời sống văn hóa mới.

fb yt zl tw