EuroCham đánh giá cao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý thuốc

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội vừa cho biết, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany thay mặt các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến chỉ đạo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến chỉ đạo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Ngày 30/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điều 6 Nghị quyết quy định về việc quản lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong bối cảnh dịch Covid-19.

Sau khi nghị quyết được ban hành, Chủ tịch EuroCham Alain Cany thay mặt các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhằm bày tỏ sự đánh giá cao việc ban hành nghị quyết này; coi đây là bước tiến quan trọng cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu trong việc phục hồi kinh tế, xã hội và bảo vệ sức khỏe người dân.

Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhấn mạnh, việc gia hạn sử dụng giấy phép đăng ký lưu hành đến 31/12/2022 cùng các quy định khác về thuốc, nguyên liệu thô sẽ giúp tháo gỡ khó khăn và gánh nặng do tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp gây ra cho các doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 15/12/2021, Đại sứ các nước thành viên EU, Đại sứ Thụy Sĩ và Đại sứ Nhật Bản đã gửi công hàm đề nghị Quốc hội Việt Nam xem xét ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục sử dụng giấy phép đăng ký lưu hành để nhập khẩu và lưu hành thuốc trong năm 2022.

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 thể hiện quyết tâm trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, sự quan tâm đối với các hoạt động kinh tế, sự đồng hành của Quốc hội và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh cũng như trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế theo chủ trương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 gồm 9 Điều. Trong đó, Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Điều 2 quy định về điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; Điều 3 quy định về kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập và hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; Điều 4 quy định về về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh Covid-19;

Điều 5 quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho người bệnh Covid-19, người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh Covid-19; Điều 6, quy định về việc quản lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong bối cảnh dịch Covid-19; Điều 7 quy định về bình ổn giá trang thiết bị y tế; Điều 8 quy định về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch Covid-9 bị nhiễm Covid-19; người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19; Điều 9 quy định về hiệu lực thi hành.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw